Tăng tỷ giá USD/VND: Ngành nào hưởng lợi, ngành nào bị thiệt?

19/08/2015 14:28 PM |

Tăng tỷ giá, thủy sản, dệt may, công nghệ, dầu khí là 4 ngành xuất khẩu được hưởng lợi nhờ tăng doanh thu xuất khẩu. Trong khi đó, các ngành dược, nhựa, săm lốp... sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 66 – 90%...

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phá giá VND thêm 1%, đồng thời nới biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-2% lên +/-3%. Như vậy tỷ giá đã điều chỉnh 3% và được nới biên độ thêm 2% (từ 1% lên 3%) kể từ đầu năm 2015. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng mới là 21.890 VND/USD, mức trần mới là 22.547 VND/USD.

Nhận định về việc tăng tỷ giá, đồng thời nới biên độ tỷ giá lần này, CTCP Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) nhận định: Trong ngắn hạn, việc điều chỉnh tỷ giá giúp giải tỏa tâm lý đầu cơ, găm giữ USD của giới đầu cơ.

“Về trung hạn, áp lực lên tỷ giá vẫn là vấn đề cần lưu tâm khi cán cân thương mại của Việt Nam đang quay trở lại tình trạng nhập siêu với tốc độ nhanh và sức ép từ chính sách tỷ giá của các đồng tiền lớn vẫn chưa giảm bớt”, BSC cảnh báo.

Về chính sách điều hành tỷ giá, BSC đánh giá NHNN trong 5 năm vừa qua đã điều hành tỷ giá nhất quán theo các thông điệp từ đầu năm và bổ sung, phối hợp các công cụ điều tiết mang tính kỹ thuật. Cụ thể:

- Siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%;

- Áp trần lãi suất huy động USD của NHTM từ 6% về 2%;

- Kết nối và xử lý một loạt các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp trên thị trường;

- Điều chỉnh đối tượng cho vay ngoại tệ;

- Chống “vàng hóa”, tổ chức chặt chẽ thị trường vàng, tính minh bạch trên thị trường vàng được gia tăng và thất thu thuế cho ngân sách được giảm thiểu.

Cần phải thừa nhận những nỗ lực trong điều hành tỷ giá từ 2011 đến 2015 đã góp phần giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn khi tăng trưởng kinh tế tạo đáy, CPI từ phi mã giảm về dưới 2%; tạo nền tảng vĩ mô cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và hệ thống ngân hàng/doanh nghiệp trong nước được tiến hành.

Tuy nhiên, BSC cũng cho rằng: “Chính sách hối đoái ổn định có thể phù hợp ở thời kỳ 2011-2014, nhưng ở thời kỳ tiếp theo cần tránh việc bó cứng mức điều chỉnh tỷ giá từ đầu năm, và cần sự linh hoạt lớn hơn, tôn trọng thị trường để đảm bảo sức cạnh tranh và giúp nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng tối ưu”.

“So với các đồng tiền trong khu vực, VND đang là đồng tiền mất giá ít nhất kể từ 2011 đến nay (4,8%). Do các ngân hàng trung ương đều đang đặt mình vào vị thế giảm giá đồng nội tệ so với USD để kích thích tăng trưởng, nên việc VND nằm trong xu hướng đó cũng không quá ngạc nhiên”.

Ngành nào lợi, ngành nào thiệt?

Trong 4 năm thực thi nhiều chính sách tỷ giá chặt chẽ, đa số các ngành/doanh nghiệp có mức độ phụ thuộc vốn vay ngoại tệ đều đã giảm đòn bẩy đáng kể (trừ ngành Vận tải biển). Quy mô xuất nhập khẩu tăng gần 50% trong 4 năm từ 203 tỷ USD lên 298 tỷ USD (2014). Do vậy việc tỷ giá tăng trong giai đoạn sắp tới là điều khó tránh nhưng cũng không tác động quá tiêu cực đến nền kinh tế.

BSC đánh giá: Một quốc gia mà nền kinh tế có định hướng xuất khẩu như Việt Nam, đồng nội tệ giảm sẽ có tác động hai chiều đến các nhóm ngành. Nhóm được hưởng lợi gồm các ngành xuất khẩu như: Thủy sản, dệt may, công nghệ, dầu khí.

Nhóm sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực gồm nhóm ngành nhập khẩu như dược, nhựa, săm lốp và các ngành có mức độ vay nợ ngoại tệ lớn như điện, vận tải biển, xi măng.

Cụ thể:

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM