Tầng lớp "tiện dân": Góc khuất đáng sợ trong lòng xã hội Nhật

28/10/2015 09:51 AM |

Nằm trong góc một căn phòng cũ kỹ sâu trong chợ thịt Shibaura ở Tokyo là một chiếc bàn đơn sơ chất đầy những lá thư với những lời chỉ trích, ghét bỏ - bằng chứng của những định kiến thời trung cổ.

Nhật Bản nổi tiếng có xã hội đồng nhất. Vẫn có người ngoại quốc, xuất hiện một vài ngôn ngữ khác nhau nhưng nhìn bề ngoài, sự phân biệt tầng lớp, giai cấp là hầu như không tồn tại. Tuy nhiên mới đây tác giả Mike Sunda đã khám phá ra một bí ẩn, một ngoại lệ duy nhất đó là: Tầng lớp bị coi là tiện dân trong xã hội Nhật.

Nằm trong góc một căn phòng cũ kỹ sâu trong chợ thịt Shibaura ở Tokyo là một chiếc bàn đơn sơ chất đầy những lá thư với những lời chỉ trích, ghét bỏ - bằng chứng của những định kiến thời trung cổ.

Những công nhân làm việc trong lò giết mổ:

Tất cả chúng được nhắm đến những công nhân giết mổ thịt, người lo dịch vụ tang lễ - những người thường xuyên phải tiếp xúc và làm việc trong một môi trường không sạch vốn gần như bị cách li hoàn toàn khỏi xã hội Nhật Bản.

Cho tới tận ngày hôm nay, định kiến đó vẫn tồn tại và đặc biệt nó nhằm vào những người công nhân làm việc tại lò giết mổ trong chợ Shibaura – những người giết mổ và tạo ra loại thịt bò đắt đỏ, nổi tiếng bậc nhất thế giới của Nhật Bản.

Thực tế, để có thể thành thạo công việc tại đây, một công nhân bình thường phải cần được đào tạo trong 10 năm bởi quy tình yêu cầu những kỹ năng hết sức khắt khe và đôi khi cả sự dũng cảm nữa. Tuy nhiên, với hầu hết những công nhân tại đây, họ đều không thể và không bao giờ thoải mái nói về nghề nghiệp của mình.

“Khi mọi người hỏi công việc, tôi thường rất ngại trả lời”,Yuki Miyazaki - một công nhân giết mổ nói. “Đơn giản bởi tôi không muốn gia đình mình tổn thương. Nếu bị phân biết đối xử, người lớn có thể đấu tranh được được nhưng trẻ con thì không, chúng còn quá nhỏ”.

Cội nguồn của định kiến

Miyazaki – giống như nhiều công nhân khác trong lò giết mổ bị coi là tầng lớp tiện dân (Burakumin) tại Nhật. Ban đầu, Burakumin dùng để chỉ cộng đồng bị cô lập và làm việc trong môi trường không sạch sẽ, liên quan tới cái chết như dao, thịt, giết mổ.

Cấp thấp nhất trong số những người bị xã hội ruồng bỏ này được gọi là Eta - nghĩa là “rác rưởi”, có thể bị giết bởi một thành viên Samurai nếu họ phạm tội. Thậm chí, giữa thế kỷ 19, một thẩm phán đã tuyên bố rằng “Một Eta chỉ đáng giá bằng 1/7 người bình thường”.

Dẫu định kiến và xúc phạm gay gắt như vậy nhưng thuật ngữ Eta vẫn được sử dụng hiện nay. Một trong những bức thư nhận được tại lò mổ thể hiện sự thông cảm với những động vật bị giết có nội dung là “bởi chúng bị giết bởi những Eta”.

Những lá thư xúc phạm và chỉ trích tầng lớp Burakumin

Kể từ năm 1871, phân biệt giai cấp và phong kiến đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, những rào cản đối với sự hoà nhập của những người này vẫn tổn tại. Việc ruồng bỏ cộng đồng Burakumin vẫn lan rộng trên khắp đất nước Nhật Bản.

Cho tới những năm 1960, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để thay đổi việc này như cải thiện nhà ở và tăng chất lượng cuộc sông nhưng nạn phân biệt đối xử vẫn tiếp tục tồn tại…

“Danh sách đen”

Giữa những năm 1970, nhóm vì quyền lợi của các Burakumin đã phát hiện ra một sự thật chấn động. Đó là sự tồn tại của một bản viết tay dài 330 trang ghi lại tên của những Burakumin và địa chỉ của họ được bán bí mật cho các nhà tuyển dụng thông qua email. Rất nhiều tên tuổi của các công ty lớn ở Nhật Bản được cho là đã sử dụng danh sách này để loại ứng viên ngay từ vòng đầu.

Gần đây nhất là năm 2009, dư luận xôn xao khi Google Earth chính thức hoạt động, cung cấp bản đồ của Tokyo và Osaka và đánh dấu những địa điểm làng Burakumin trong thời kỳ phong kiến.

Ngày nay, số lượng người chính xác sống trong cộng đồng Burakumin rất khó để xác định. Một nghiên cứu của chính phủ vào năm 1993 cho thấy gần 1 triệu người sống tại hơn 4.000 cộng đồng Burakumin khác nhau trong cả nước.

The Burakumin Liberation League (BLL) - một tổ chức vì quyền lợi của tầng lớp này được thành lập năm 1995, cho biết số lượng người trong cộng đồng của họ là khoảng 6.000 và ước tính tổng số người Burakumin là gần 3 triệu người.

Toshikazu Kondo - đến từ BLL nói rằng đến nay những “danh sách đen” kể trên vẫn được sử dụng nhưng với một mục đích khác.

“Khi bị phát hiện vào năm 1970, các nhà chức trách đã tuyên bố đây là hành động bất hợp pháp. Tuy nhiên hiện nay, sự thật là vẫn có khách hàng mua những thông tin này nhưng không phải các công ty, tập đoàn mà là cá nhân đơn lẻ. Họ mua để xem trước về thân thế của con dâu hay con rể tương lai của họ. Đây là một trong những ví dụ điển hình về nạn phân biệt đối xử”.

Mặc dù vậy, một khảo sát vào năm ngoái bởi chính quyền Tokyo cho thấy, cứ 1 trong 10 người nói rằng họ sẽ hạn chế cho con cái của mình cưới một người có gốc gác Burakumin và một nửa trong số đó cho rằng họ không còn quan tâm tới điều này.

Một lý do dẫn đến sự kỳ thị kéo dài như vậy là bởi mối liên hệ giữa cộng đồng Burakumin với Yakuza – tổ chức xã hội đen khét tiếng Nhật Bản.

Jake Adelstaein - một phóng viên người Mỹ có kinh nghiệm lâu năm trong mảng chống tội phạm dự đoán rằng 1/3 Yakuza có xuất phát điểm từ cộng đồng Burakumin. Họ gia nhập tổ chức này khi những cánh cửa khác trong xã hội đóng lại trước mắt họ. “Đây là sự thật. Chỉ cần tàn nhẫn và có lòng trung thành với ông chủ của bạn, Yakuza sẽ chọn bạn”.

Đáng buồn hơn nữa, không chỉ những người xuất tahan từ Burakumin mà ngay cả chỉ liên đới tới tầng lớp này cũng chịu sự kỳ thị từ xã hội. Yutaka Tochigi - chủ tịch 58 tuổi của hiệp hội Shibaura Slaughterhouse thuộc BLL đã bỏ công việc lập trình viên máy tính và đã ngay lập tức chịu sự phản đối từ phía gia đình.

Anh Yutaka Tochigi

“Bố của tôi nói rằng tôi sẽ sớm bị tiêm nhiễm nguồn gốc Burakumin (dù anh không xuất thân từ tầng lớp này). Ý ông là tôi đang làm công việc của một Burakumin. Thậm chí, trong một lần đi thăm người bà con. Khi nói về những việc mình đã làm, người này đã ngay lập tức ngừng rót bia cho tôi”.

Cả Tochighi và Kondo của BLL đều hy vọng rằng mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn trong thời gian tới. “Không còn quá nhiều thù hận như trước nữa - và những người cố ý tiếp diễn tình trạng này đã bị xét xử ở tòa án. Dù vẫn nghe thấy về nạn phân biệt đối xử tại nơi làm việc, những hình vẽ kỳ thị Burakumin nhưng may thay, đã có những người liên lạc để thông báo cho chúng tôi biết khi điều đó xảy ra”.

Những căn phòng nhỏ chứa những chiếc bàn đầy những lá thư phải đối, kỳ thị, ghét bỏ được đặt trong trung tâm thông tin của chợ thịt Shibaura - một nỗ lực thay đổi thái độ của mọi người.

Ngoài ra, ngay cạnh đó là bức tường treo đầy những lá thư với nội dung hoàn toàn khác. Những thông điệp biết ơn từ nhóm trẻ em đến thăm và học hỏi về kỹ năng vượt trội và sự cống hiến cho công việc của những người lao động tại đây.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM