[Nổi bật] Việt Nam là công xưởng mới của Châu Á, Lượng du khách quốc tế sụt giảm 10 tháng liên tiếp

02/04/2015 18:33 PM |

 Tôi muốn xây dựng thương hiệu cho tỏi Việt Xem thêm

- Từng là một cậu bé đánh giày, bán báo lang thang khắp Sài Gòn, hơn 20 năm lưu lạc trên đất Mỹ, tự học và mưu sinh, trở thành chuyên viên nghiên cứu môi trường cho một tổ chức khoa học ở Mỹ, sau đó theo học ngành y rồi chuyển sang nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực môi trường.

- Năm 1998, ông Nguyễn Leo Long trở về Việt Nam nghiên cứu chất lượng nước và bước vào nghiệp kinh doanh.

- Mười bảy năm nếm trải đủ đầy ngọt bùi lẫn cay đắng của thương trường nhưng ông vẫn âm thầm theo đuổi những công việc yêu thích với triết lý: Làm chậm, sống chậm. Với ông, kinh doanh phải tâm huyết và phải vui.

 Thành công không phải đích đến, mà là cả một hành trình Xem thêm

Những gì tôi có thể nói là “thành công” chỉ là để vũ trụ biết bạn muốn làm gì và bạn thực hiện nó như thế nào, đừng bận tâm kết quả sẽ như thế nào. Việc của bạn không phải là tìm hiểu điều gì sẽ xảy đến với mình, hãy bước qua tất cả cánh cửa bạn gặp trên đường đi. Đừng lo lắng nếu bạn trót bỏ qua một cơ hội nào đấy vì sẽ luôn có một cánh cửa khác mở ra.

- Jim Carrey

 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tụt dốc, vì đâu nên nỗi? Xem thêm

- Tháng 3/2015 là tháng thứ 10 liên tiếp chứng kiến sự sụt giảm trầm trọng của số lượng khách quốc tế đến Việt Nam, với mức giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2014. 

- Lý do gồm cả khách quan và chủ quan, những biến động trên thị trường trong nước và quốc tế đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến du lịch Việt.

Lượng du khách tới Việt Nam sụt giảm 10 tháng liên tiếp

 Đại diện MediaMart: 'Mô hình trung tâm điện máy trong TTTM khó có đất sống tại Việt Nam' Xem thêm

Tôi đã từng vận hành mô hình Best Carings, đó là mô hình store-in-store, nó có những lợi thế riêng, có đối tượng khách hàng riêng nhưng thực sự là khó cho mô hình này "có đất sống" tại Việt Nam.

Những mô hình kiểu này chỉ có thể thích hợp khi mà đô thị có hạ tầng phát triển. Như ở Bangkok hay Singapore chẳng hạn, hệ thống giao thông công cộng như tàu điện rất phát triển, ga tàu đỗ ở ngay cửa các TTTM nên lượng khách hàng vào mua sắm rất đông.

Còn ở đây, tất cả mô hình chợ mà Việt Nam đã nhen nhóm phát triển đều đã thất bại hết, như chợ Hàng Da, chợ Bưởi, chợ Tân Mai.. Mô hình phù hợp hiện nay của nước ta là “gạt chân chống – thanh toán tiền và đi”, tức là nó phải rất là nhanh gọn.

Vì thế MediaMart không chọn cách "chui" vào trong TTTM, bản thân chúng tôi cũng không có shop nào nằm bên trong TTTM cả. Cái đấy là cái dở nhất, hoàn toàn không phù hợp với hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.

 Bloomberg: Công xưởng mới của châu Á là Việt Nam Xem thêm

Một số lợi thế của Việt Nam gồm:

- Lương trung bình của Việt Nam thấp: Lương trung bình tháng là 197 USD vào năm 2013, so với mức 391 USD của Thái Lan và 613 USD của Trung Quốc.

- Dân số trẻ: Chỉ 6% dân số Việt Nam là trên 65 tuổi so với con số tương tự của Trung Quốc và Thái Lan là 10% và Hàn Quốc là 13%.

Dĩ nhiên, các nhà máy hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là những ngành sản xuất sản phẩm cấp thấp như vải sợi, quần áo, thiết bị nội thất và điện tử. Tuy nhiên điều này sẽ sớm thay đổi khi các công ty đầu tư nhiều hơn đào tạo, nghiên cứu và phát triển.

 Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: “Nên ủng hộ dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới” Xem thêm

Những bàn luận hiện tại mới chỉ đi đang đi sâu về việc chưa cần thiết phải thực hiện dự án này trong khi điều kiện đất nước khó khăn, Bộ trưởng Nên cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng Nên, trong quá trình xây dựng và phát triển, ai cũng muốn đất nước có một công trình quy mô để tự hào.

Bộ trưởng Nên cũng thông tin thêm, chủ trương xây tháp truyền hình đã được đặt ra từ năm 1995 (thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) song vào thời điểm này do không có điều kiện tài chính nên chưa thể thực hiện.

"Sau 20 năm, việc độ cao của tháp được đẩy lên và cao hơn các dự án khác 1-2m là bình thường", Bộ trưởng Nên nêu quan điểm.

 Nhóm "nhà giàu mới nổi" tại Việt Nam tăng nhanh thứ 3 thế giới Xem thêm

Nhóm nhà giàu mới nổi (NWB) này đại diện cho một tầng lớp mới, tự xây dựng thành công cho riêng mình. Họ là những công dân toàn cầu với động lực thúc đẩy sự tiến bộ của bản thân cũng như những người xung quanh.

Tầng lớp nhà giàu mới nổi là những hộ gia đình có tài sản từ 100.000 – 2 triệu USD (khoảng 2,2 – 44 tỉ đồng). Đầu thế kỷ 21, tầng lớp này không đáng kể. Mặc dù vậy, ngày nay, nhóm này đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đây cũng là nhóm có tốc độ tăng tài sản nhanh nhất trên thế giới.

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM