Người Syria đánh Mỹ thế nào?

29/08/2013 11:24 AM |

Nội dung nổi bật:

Nếu hệ thống phòng không tinh vi chưa đủ để giúp Syria tự vệ, quốc gia Trung Đông này có thể trả đũa bằng cách tăng cường dẹp loạn, khuếch đại xung đột hay thậm chí là chiến tranh thay thế.


Trước những dấu hiệu cho thấy Mỹ cùng các đồng minh đang lục tục chuẩn bị cho cuộc tấn công trừng phạt chính quyền Syria, một câu hỏi lớn được đặt ra: Quốc gia Trung Đông này sẽ "phản đòn" ra sao?

Đối mặt với kế hoạch tấn công Mỹ đang xây dựng, Syria có thể kháng cự đến đâu và nếu cần thì phải làm gì để trả đũa?

Syria tự vệ

Các dấu hiệu cho thấy kế hoạch tấn công của Mỹ, Anh và có thể cả Pháp sẽ bao gồm các vũ khí tầm xa như tên lửa hành trình Tomahawk, được phóng ra từ tàu chiến hoặc cả tàu ngầm.

Máy bay có cánh cố định có thể sẽ góp mặt trong trận chiến nhưng nếu vậy các nước này sẽ phải sử dụng đến vũ khí ngoài tầm phòng thủ nhằm khai hỏa từ khu vực cách xa không phận Syria. Mối đe dọa này khiến Syria khó lòng giữ vững phòng thủ.

Các mục tiêu dự kiến bị tấn công

Map: possible strike targets

Hệ thống phòng không Syria được xây dựng dựa trên các trang bị Liên Xô cũ cung cấp như tên lửa S-200/SA-5 Gammon, xưa nay vốn đã rất vững chãi, gần đây còn tậu thêm những vũ khí tân kỳ như tên lửa SA-22 và SA-17. Syria còn triển khai hàng loạt hệ thống ra đa tinh vi do Trung Quốc hỗ trợ.

Do lãnh thổ bị xâm lấn, một vài tên lửa và ra đa mất tích gần khu vực có biến nên trên thực tế hệ thống này không được vẹn toàn cho lắm nhưng vẫn cực kỳ đáng tin cậy. Đây là một trong những lý do vì sao các nước phương Tây phải dùng đến vũ khí ngoài tầm phòng thủ khi tấn công Syria. Đừng quên rằng trong nhiều năm qua máy bay Israel từng tấn công các mục tiêu Syria mà không thể gây hư hại gì đặc biệt. Hệ thống phòng không "siêu xịn" của phương Tây tương đối thông thạo về các vũ trang Syria hiện đang có.

Những tên lửa trên có thể bắn hạ máy bay nhưng các phi công Syria đều được trang bị công nghệ và chiến thuật phòng thủ hết mức có thể. Có nhiều lời đồn xoay quanh hệ thống cao cấp hơn là S-300 được Syria đặt mua từ Mosco, nhưng hình như vũ khí này vẫn chưa được bàn giao hay đi vào hoạt động.

Song song với phòng không, Syria còn đề phòng hải quân Mỹ và phương Tây bằng kho vũ khí riêng bao gồm các tên lửa chống tàu đặt trên bờ. Ví dụ như Yakhont, tên lửa siêu âm chống tàu do Nga cung cấp, được giới NATO gọi với cái tên SS-N-26. Nhưng dù sao tàu bắn Tomahawk vẫn được coi là hiểm họa lớn cho Syria.

Syria trả đũa

Vậy trong trường hợp vô phương chống cự thì Syria phải làm gì để phản đòn hay trả đũa?

Tăng cường dẹp loạn

Đây là lựa chọn đầu tiên của Syria: tăng cường tấn công chống lại các lực lượng nổi loạn từ đó giành chiến thắng cục bộ vẻ vang thúc đẩy tinh thần chiến đấu của quân đội Assad và nhắn nhủ với Mỹ cùng phe đồng minh rằng: Chế độ này còn rất vững chãi!

Khuếch đại xung đột

Một lựa chọn khác là khuếch đại xung đột bằng cách tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Mỹ tại Jordan hay thậm chí nã tên lửa đạn đạo vào Israel. Nhưng làm vậy chế độ Syria sẽ phải đối mặt với những rủi ro cực lớn:

- Thổ Nhĩ Kỳ cũng như lực lượng Mỹ tại Jordan có khả năng phòng vệ rất cao. Hai nước này đều được trấn thủ bởi hệ thống Patriot chống tên lửa đáng gờm.

- Khó lòng tấn công vào Israel vì quân đội Syria đã dính líu quá sâu vào cuộc nội chiến. Còn nếu lên tiếng công kích, loạt trả đũa ồ ạt có thể bị châm ngòi dẫn đến khả năng chiến tranh lan rộng trong khu vực, vạ lây cho cả đồng minh của Syria tức nhóm Hezbollah tại Lebanon. Israel cũng đã triển khai hệ thống chống tên lửa hùng mạnh. Kích động xung đột sẽ chẳng đem lại lợi lộc gì cho Damascus mà nhất là Teheran.

Chiến tranh thay thế

Syria có thể nhờ cậy nhóm Hezbolla đứng ra chống lại Mỹ và phương Tây. Tương tự, mặc dù các nhà chức trách Iran có thể nhìn nhận lại và dường như có ý định nối lại đàm phán về hồ sơ hạt nhân với các nước phương Tây, Teheran có thể sẽ thận trọng trong việc khuyến khích Hezbollah đi theo hướng này.

Chính Hezbollah cũng đang rơi vào khó khăn khi đứng về phía Assad và nhận ra rằng những vấn đề hiện có đã quá đủ và tốt nhất là hãy ở trong trạng thái phòng bị.

Thùy An

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM