'Miếng bánh' thị phần hàng không tại Việt Nam được chia như thế nào?

13/11/2014 16:47 PM |

Thị trường nội địa những năm gần đây đang chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa mô hình kinh doanh hàng không truyền thống và hàng không giá rẻ.

Theo Trung tâm Hàng không Châu Á-Thái Bình Dương (CAPA), các hãng bay giá rẻ hiện sở hữu khoảng 40% thị phần nội địa Việt Nam. Đây là con số thấp nếu so với các thị trường nội địa các quốc gia lân cận như Indonesia, Thailand, Malaysia và Phillipines đều vượt trên 50%.

Thị trường bay quốc tế đi/đến Việt Nam ngày càng trở nên phân mảnh hơn với sự tham gia của nhiều hãng hàng không nước ngoài.

Hiện tổng thị phần của các hãng giá rẻ trong và ngoài nước trên các chuyến quốc tế chỉ vào mức 13%, thấp nhất so với các thị trường chính khu vực Đông Nam Á, từ Thái Lan (22%) đến Malaysia (50%).

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam, SABRE ADI YE 2013

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam, SABRE ADI YE 2013

 

Xét về thị phần hàng không nội địa, mạng đường bay nội địa hiện tại của VNA bao gồm 39 đường bay và 21 điểm đến, đây là mạng bay có độ phủ lớn nhất hiện tại.

 

Đứng thứ 2 là VietJet Air, hãng này đang có 15 đường bay nội địa và 12 điểm đến. Trong khi đó, JPA có 11 đường bay với 9 điểm đến nội địa.

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam, SABRE ADI YE 2013

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam, SABRE ADI YE 2013

 

Trong khi thị phần của Vietnam Airlines liên tục giảm, 2 hãng còn lại là Vietjet Air và Jetstar Pacific lại có nhiều biến chuyển và liên tục thay đổi thứ hạng. Từ 20% hồi tháng 8/2012, thị phần của Vietjet Air tăng lên 26,1% vào cuối năm, đẩy Jetstar Pacific xuống vị trí thứ 3 với 15,2%.

 

Nguồn: CAPA, VietJet Air, VNA, JPA 

Nguồn: CAPA, VietJet Air, VNA, JPA 

Theo hãng tin Reuters (Mỹ), Việt Nam được dự báo sẽ trở thành một trong số những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới. Cụ thể, cho dù nền kinh tế nước ta hiện chỉ tăng trưởng với tốc độ khoảng 5% mỗi năm, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người Việt đang tăng trưởng ổn định ở mức hai con số.

Cùng lúc đó, Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo Việt Nam sẽ trở thành thị trường hàng không tăng trưởng mạnh thứ ba thế giới xét về lượng hành khách quốc tế và hàng hóa được vận chuyển trong năm nay, và tăng trưởng nhanh thứ nhì về lượng hành khách nội địa.

Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Điều hành VietJet Air, từng chia sẻ rằng tính đến nay hãng đã vận chuyển gần 7 triệu lượt hành khách, mạng đường bay phủ rộng với hơn 19 đường bay trong nước và quốc tế. Hãng sẽ tiếp tục đầu tư để mang đến nhiều cơ hội bay cho người dân trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, hãng này cũng bắt đầu bay tới Singapore, Bangkok, Seul và đặt mục tiêu mở thêm đường bay tới nhiều điểm đến quốc tế khác.

Còn đối với Vietnam Airlines, song song với kế hoạch IPO, hãng này cũng chuẩn bị tăng 28% số lượng máy bay hiện tại, lên mức 101 chiếc vào năm 2015.

Được biết, Vietnam Airlines đã đặt số lượng không nhỏ mua máy bay Boeing 787 Dreamliner và Airbus A350.

>> Vietcombank và Techcombank đăng ký mua gần 99% cổ phần IPO Vietnam Airlines?

Vương Nguyên

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM