Giá dầu giảm, M&A dầu khí sẽ bùng nổ?

05/12/2014 14:13 PM |

Nếu thị trường diễn biến theo những chiều hướng cũ, giá dầu giảm chính là cơ hội tốt cho các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) giữa các công ty năng lượng.

Theo thống kê của Bloomberg, năm 1998, khi giá dầu rớt xuống 10USD một thùng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, giá trị các vụ M&A trên toàn cầu đã tăng gấp hơn bảy lần lên mức 376 tỉ USD trong năm 1998 và 1999.

Mặc dù hiện giá dầu thô Brent ở London được giao dịch ở mức cao hơn nhiều lần năm 1998 (70 USD), giá đã giảm tổng cộng 36% và rơi vào thị trường xuống giá kể từ ngày 19 tháng 6 - khi giá dầu chạm mốc cao nhất trong năm 115,06 USD/thùng.

Duke Suttikulpanich, một nhà phân tích dầu khí ở ngân hàng Standard Chartered nhận định: “M&A tăng là xu hướng trong thời kỳ giá dầu thấp, ít nhất là trong đợt giảm giá gần đây nhất".

Giá dầu

Đầu tháng, Halliburton, nhà cung cấp dầu khí lớn thứ hai trên thế giới, đã đồng ý mua lại Baker Hughes với giá 34,6 tỉ USD. Đây là vụ mua lại lớn nhất của một công ty năng lượng Mỹ trong vòng ba năm trở lại đây.

Buddhika Piyasena, giám đốc cấp cao của Fitch Ratings tại Singapore cho rằng: tại châu Á, nơi tiêu thụ hầu hết lượng dầu của thế giới, giá dầu giảm có thể là cơ hội cho các công ty dầu khí quốc gia. Tập đoàn sản xuất dầu lớn nhất Ấn Độ, Oil & Natural Gas, cam kết sẽ dùng 177 tỉ USD để tăng sản lượng dầu năm 2030, trong đó một phần thông qua mua lại từ nước ngoài.

“Tận dụng cơ hội”

Piyasena cho rằng tình thế hiện nay đang mở ra một cánh cửa mới và mong rằng các công ty có thể tận dụng cơ hội này.

Báo cáo của Philipp Chladek, chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence, nhận định: “Các công ty dầu khí nhà nước ở châu Á như tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia, trở nên ngày càng quan trọng trong lĩnh vực dầu khí toàn cầu. Họ đang mua lại các cổ phần đầy hứa hẹn từ các công ty dầu quốc tế như BP và Shell.”

Cũng theo nguồn tin Bloomberg, các công ty dầu khí châu Á như như PetroChina của Trung Quốc hay Inpex của Nhật Bản cũng có lượng dự trữ tiền mặt lớn nhất,

Theo số liệu của BP Plc, năm trước, các quốc gia châu Á tiêu thụ lượng dầu thô nhiều nhất trên thế giới (33%), theo sau là các quốc gia Bắc Mỹ (26%). Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất châu Á, hầu như phải nhập khẩu hầu hết lượng dầu.

M&A ở Trung Quốc

Bên cạnh vai trò là người tiêu thụ, Trung Quốc còn là nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Á Thái Bình Dương, cùng với các công ty như PetroChina và tập đoàn China Petroleum & Chemical đang công khai giảm giá. Điều này có thể làm chậm sự mua lại của các công ty nhà nước Trung Quốc.

Động thái của Mỹ tăng sản lượng khoan từ đá phiến sét và OPEC quyết định bơm vốn nhằm duy trì thị phần với các đối thủ cạnh tranh góp phần làm giảm giá dầu lần này, tương tự tình huống năm 1998, khi Ả Rập Saudi cố gắng bảo vệ sự thống trị của mình trước nhà cung cấp mới từ Mỹ Latinh trên thị trường toàn cầu.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, hiệp hội dầu Nhật Bản và tập đoàn dầu khí quốc gia Hàn Quốc, ở Nam Mỹ, thành viên OPEC là Venezuela và Ecuador cũng như quốc gia phi thành viên Colombia đang xuất ngày càng nhiều sang thị trường truyền thống châu Á. Thị trường Mỹ trong khi đó đã trở nên bão hòa vì lượng dầu đá phiến sét .

Lần rớt gần đây nhất của giá dầu là năm 2008, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá dầu thô Brent giảm 67% trong sáu tháng xuống còn dưới 45USD một thùng vào cuối năm.

Rớt giá

Sau đó, các giao dịch dầu khí dần chậm lại khi các CEO đánh giá khủng hoảng kinh tế đang lan ra toàn cầu rồi đọng lại thành nợ.

Theo thống kê của Bloomberg, năm 2009 và 2010 các giao dịch tăng nhẹ 1,4% so với hai năm trước đó và tăng lên 26% trong khoảng năm 2011-2012 khi thế giới đang dần hồi phục từ cuộc khủng hoảng.

Theo sau giá dầu tăng là sự giảm 14% các vụ M&A dầu khí và ống dẫn từ năm 2013 so với hai năm trước đó, giảm xuống còn 575 tỉ USD.

Giá dầu giảm nhanh trong năm 2008, nhưng sau đó bắt đầu khôi phục lại cũng rất nhanh, theo nhận định của Tony Regan, tư vấn của Tri-Zen Singapore.

Regan cho hay: “Hôm qua, OPEC tỏ rõ thái độ sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh giá và đây là tín hiệu cho sự giảm giá mãnh liệt. Hiện giờ, giá dầu không có bất kỳ hướng đi nào khác ngoài rớt xuống.”

>> Đại chiến dầu mỏ: Những ông hoàng Trung Đông vs. Tư bản Đá phiến Hoa Kỳ

Theo Thanh Trà

Cùng chuyên mục
XEM