Giá căn hộ Hà Nội tăng 6 lần trong 20 năm qua
Thời điểm năm 1995, giá trung bình căn hộ tại thị trường Hà Nội chỉ ở mức 200USD/m2. Mức giá này đã tăng lên tới 6 lần ở con số 1.200USD/m2 sau 20 năm.
Theo đánh giá của các tổ chức tư vấn, qua 3 lần điều chỉnh, thị trường bất động sản rơi vào khó khăn, tuy nhiên, thị trường Hà Nội nhìn chung chịu tác động ít hơn so với khu vực TP. HCM.
(Giá căn hộ trung bình khu vực thị trường Hà Nội giai đoạn 1995 - 2014)
Giá căn hộ trung bình ở Hà Nội tăng mạnh nhất vào thời điểm năm 2010 với mức bình quân lên tới 1.600USD/m2.
Hiện tại, theo thống kê của Savills, giá căn hộ trung bình tại thị trường Hà Nội vào khoảng 1.200 USD/m2, tương đương với mức giá trung bình tại TP. HCM và tăng tới 6 lần trong 20 năm qua.
(Giá căn hộ trung bình khu vực thị trường Hà Nội giai đoạn 1995 - 2014)
Mức giá trung bình của căn hộ tại TP. HCM có sự tăng giảm đáng kể trong 20 năm qua. Ghi nhận của Savills cho thấy, mức giảm rõ rệt nhất được ghi nhận đầu tiên là vào năm 1997 do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á.
Tiếp theo là việc điều chỉnh thị trường chứng khoán năm 2003 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mức giá trung bình căn hộ tại TP. HCM hiện nay vào khoảng 1.200USD/m2, tăng gấp đôi sau 20 năm.
(Quy mô hộ gia đình ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2014)
Trong 20 năm qua, đã có những sự thay đổi chính trong nền kinh tế và dân số của Việt Nam. Một trong những thay đổi này là tỷ lệ hộ gia đình đã giảm từ 4,7 người/hộ trong năm 1995 xuống 3,6 người/hộ trong năm 2014.
Do thế hệ trẻ trở nên độc lập hơn đã khiến cho các hộ gia đình có 3 thế hệ sống cùng nhau giảm đáng kể. Điều này đã tạo điều kiện cho thị trường căn hộ chung cư phát triển mạnh và tạo nên nhu cầu sinh sống độc lập. Quy mô hộ gia đình truyền thống có thể tiếp tục giảm.
(Cơ cấu dân số vàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nguồn: Liên Hợp Quốc)
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, từ năm 2005, Việt Nam bắt đầu đi vào thời kỳ đầu của giai đoạn "dân số vàng", khi dân số tăng cao và lượng lao động trẻ tuổi cũng tăng rõ rệt.
Điều này đồng nghĩa với việc thúc đẩy sản lượng nội địa tăng cao và tiêu thụ nội địa cũng tăng lên. Một điều đáng ghi nhận là gánh nặng của người cao tuổi vẫn chưa ảnh hưởng đến chi phí xã hội.
Theo một nghiên cứu mới đây của Savills Việt Nam, người Việt vẫn đang có thói quen mua bán theo loại hình bán lẻ tạm thời với mật độ bán lẻ ít hơn 0,1m2/người. Trong khi đó tại các thị trường như Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) có mật độ bán lẻ lần lượt là 0,7m2 và 0,8m2/người.
Thị trường văn phòng Hà Nội giai đoạn 1995 - 2014
Thị trường văn phòng TP. HCM giai đoạn 1995 - 2014.