[Chart] Bức tranh công nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm

03/07/2015 10:59 AM |

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống Kê, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng cục thống kê vừa công bố báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2015.

Trong bức tranh toàn nền kinh tế Việt Nam có những điểm sáng như tăng trưởng GDP ở mức 6,28%, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá ổn định. Nhưng cũng còn không ít những vấn đề như nhập siêu 3,7 tỷ USD, sự suy yếu của doanh nghiệp trong nước trước khối doanh nghiệp FDI.

Những con số sau đây sẽ cho thấy phần nào bức tranh của ngành sản xuất công nghiệp Việt Nam từ đầu năm đến nay.

* Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 9,3%; quý II tăng 10,2%), cao hơn nhiều mức tăng của cùng kỳ một số năm gần đây. Trong mức tăng từ đầu năm các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp nhiều nhất.

* Xét theo công dụng của sản phẩm công nghiệp, nhóm sản phẩm tư liệu sản xuất (vật liệu xây dựng, máy móc) có mức tăng cao nhất. Đây là một tín hiệu khả quan thể hiện sự phục hồi sản xuất.

* Trong các ngành công nghiệp cấp II, những ngành có chỉ số sản xuất tăng cao nhất là những ngành có hướng xuất khẩu như da giày, điện tử, dệt may.

* Nền công nghiệp Việt Nam vẫn duy trì những sản phẩm chủ chốt thiên về những lĩnh vực chế biến, gia công, lắp ráp. Điển hình là những sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng cao nhất như ĐTDĐ, ôtô, tivi, da giày đều thuộc những ngành này.

Đáng chú ý, mặt hàng xe máy giảm mạnh nhất - giảm hơn 13,3% so với cùng kì năm 2014.

* Với những dự án công nghiệp mới đi vào hoạt động, đặc biệt là sự xuất hiện nhà máy của Samsung đã giúp chỉ số công nghiệp của Thái Nguyên có bước nhảy vọt so với các địa phương khác.

* Chỉ số tiêu thụ trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh nhất ở nhóm sản xuất xe có động cơ, kế đến là đồ điện tử, máy tính, kim loại, dệt may. Đồ uống và thuốc lá có mức tăng khá chậm.

* Chỉ số tồn kho tăng mạnh ở ngành hàng điện tử, đồ uống, da giày và giấy.

* Khu vực FDI tiếp tục thu hút thêm lượng lớn nhân lực trong nền kinh tế. Trong khi chính sách giảm biên chế đã tác động phần nào đến thay đổi số lao động ở khu vực Nhà nước.

* Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục tăng trưởng và thu hút thêm lao động, trong khi ngành khai thác khoảng sản số lượng lao động đã giảm đáng kể.

* Với dự án của Samsung, Thái Nguyên là địa phương có sự thay đổi lớn nhất về số lượng lao động.

Sơn Đức

Cùng chuyên mục
XEM