20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030

12/04/2015 10:00 AM |

Trong 15 năm nữa, Mỹ sẽ có ít ưu thế hơn, một số nền kinh tế mới nổi sẽ phát triển mạnh và không ít nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ bị vượt mặt, đó là những thông tin dự báo kinh tế vĩ mô mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) với tầm nhìn đến năm 2030.

Theo USDA, Mỹ khá chật vật đứng đầu thế giới với sản lượng đạt 24,8 nghìn tỷ USD/năm (con số này của năm 2015 là 16,8 nghìn tỷ USD). Nước Mỹ chiếm 25% sản lượng kinh tế thế giới vào năm 2006 nhưng chỉ còn 23% vào năm 2015. Điều này cho thấy sự suy giảm rõ rệt của cường quốc kinh tế này.

Đến năm 2030, Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với sản lượng kinh tế đạt 24,8 nghìn tỷ USD/năm GDP của Trung Quốc sẽ tăng trưởng gấp đôi hiện tại, góp phần giúp các cường quốc châu Á xóa dần khoảng cách với Mỹ.

Ấn Độ chỉ xếp thứ 8 vào năm 2015 nhưng sẽ nhanh chóng vượt qua Brazil, Anh, Pháp, Đức và Nhật để đứng hàng thứ 3 thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gọi Ấn Độ là “điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu”. Nước này sẽ có lực lượng lao động lớn nhất thế giới trong vòng 15 năm tới, IMF cho biết thêm.

Những nước khác thì không được may mắn như thế, đặc biệt là những nền kinh tế phát triển. Điển hình là quốc gia có nền kinh tế thịnh vượng như Nhật Bản, sau “thập kỷ mất mát” 1990, Nhật sẽ tiếp tục phát triển khá ì ạch trong 15 năm nữa. Do đó, Nhật sẽ chỉ đứng vị trí thứ 4 trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo USDA.

Cũng theo biểu đồ trên, Pháp sẽ trượt 3 hạng, trong khi đó Italy trượt 2 hạng.

Jamaica được xếp ở vị trí thấp là 136, bị hạ xuống 13 hạng.

Những quốc gia có sự “thay da đổi thịt” lớn nhất tập trung ở châu Phi, châu Á và Trung Đông (chẳng hạn như Uganda tăng 18 hạng và xếp ở vị trí 91).

Tuy nhiên, danh sách thứ hạng này chỉ mang tính ước lượng, bởi vì sau một khoảng thời gian tương đối dài, những cơ sở dữ liệu kinh tế rất có thể sẽ thay đổi.

Hơn nữa, tuy nổi tiếng với ưu điểm là có tầm nhìn dài hạn, USDA cũng chưa thực sự được xem là căn cứ phổ biến trong việc xếp hạng các nền kinh tế thế giới, theo Bloomberg.

>> IMF dự báo kinh tế thế giới đang ở điểm giới hạn

Theo Bích Trâm

Cùng chuyên mục
XEM