Thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới bỗng trầm lắng lạ thường: Chấp nhận chịu lỗ để bán nhà nhưng cũng không ai mua

13/04/2022 14:05 PM | Kinh doanh

Thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới đang đối diện với "đám mây đen". Giá nhà ở Hong Kong đã giảm hơn 6% kể từ mức đỉnh hồi tháng 8 và không có dấu hiệu hồi phục nhanh chóng, trong bối cảnh số người rời khỏi thành phố này nhiều chưa từng có.

Một số nhà phân tích dự đoán rằng giá nhà tại thành phố này sẽ giảm thêm 20% vào năm 2025, do lãi suất thế chấp tăng và tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Ngay cả những đại lý bất động sản tại đây thường có quan điểm lạc quan về thị trường cũng đều dự đoán giá sẽ giảm phần lớn trong cả năm nay.

Hoạt động buôn bán bất động sản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm và các quy định hạn chế liên quan đến Covid-19 đã gây cản trở cho việc người mua đi xem nhà.

Ada Chan (42 tuổi), đang cố gắng bán căn hộ 3 phòng ngủ gần Đại học Hong Kong, cho biết: "Tôi chưa từng thấy thị trường bất động sản trầm lắng đến vậy trong hơn 15 năm kinh doanh. Căn hộ này đã được niêm yết hơn 1 năm, là một khoảng thời gian đủ dài tại thành phố nơi người dân coi bất động sản là một khoản đầu tư hấp dẫn."

Chan mua căn hộ rộng 46m2 này với giá 17 triệu HKD (2,17 triệu USD) vào năm 2018 và chị nghĩ rằng sẽ bán lại được với giá 18,5 triệu HKD khi niêm yết. Hiện tại, Chan sẵn sàng nhận số tiền chỉ bằng những gì chị đã bỏ ra. Chị nói: "Giá bất động sản chủ yếu bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Chính tình hình chính trị và những bất ổn về kinh tế khiến người mua do dự."

Thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới bỗng trầm lắng lạ thường: Chấp nhận chịu lỗ để bán nhà nhưng cũng không ai mua - Ảnh 1.

Diễn biến giá nhà tại các thành phố lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, Ivan Wong – giám đốc bộ phận sale tại đại lý bất động sản United Properties, cho biết ông nghĩ rằng xu hướng giảm giá gần đây hoàn toàn liên quan đến Covid-19. Ông cho rằng, nhu cầu bị dồn nén sẽ đẩy nhanh tốc độ thực hiện các giao dịch mua bán trong tuần tới và giá sẽ tăng trở lại trong quý IV.

Người bán nhà không quen với việc khoản đầu tư vào bất động sản Hong Kong bị ảnh hưởng nhiều như vậy, sau một khoảng thời gian khá thuận lợi trong 2 thập kỷ qua. Giá nhà ở tại thành phố đã tăng 449% kể từ mức đáy vào năm 2003, so với khoảng 100% ở Mỹ. Năm ngoái, một căn hộ ở khu Peak đã lập kỷ lục khi được bán với giá 640 triệu HKD.

Thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới bỗng trầm lắng lạ thường: Chấp nhận chịu lỗ để bán nhà nhưng cũng không ai mua - Ảnh 2.

Một góc ban công trong căn hộ của Ada Chan.

Theo Ricacrop Properties Ltd., nhiều người vẫn có thể kinh doanh hiệu quả. Giá của hơn 95% căn hộ được bán trong tháng 1 cao hơn số tiền mà chủ sở hữu đã chi trả ban đầu, dù đây là con số thấp nhát kể từ năm 2010.

Do đó, một số vẫn hài lòng dù bán nhà với giá thấp hơn số tiền ban đầu đã bỏ ra. David Gibson – một chuyên gia lĩnh vực logistics ở New Zealand, đã mua căn hộ 2 phòng ngủ ở Mid-Levels vào năm 2013 với giá 12,5 triệu HKD, sau đó chi thêm 1,4 triệu HKD để cải tạo. Ông đã niêm yết căn hộ rộng 120m2 với giá 24,5 triệu HKD hồi tahsng 12, nhưng chỉ có 10 lượt khách đến xem mà không ai đưa ra đề nghị mua.

Ông nói, bất kỳ lời đề nghị nào từ 23 triệu HKD sẽ là một điều tốt, dù ông không vội vàng. Gibson chưa có kế hoạch rời đi trong 5 năm nữa, nhưng muốn chuyển tài sản chứng khoán của mình ra nước ngoài.

Trong khi đó, số lượng người mua tiềm năng ngày càng ít cũng khiến mọi thứ khó khăn hơn. Nhiều người đã bắt đầu xem xét lại về thời gian ở lại Hong Kong sau những cuộc biểu tình vào năm 2019. Sau đó, thành phố này ban hành những quy định và yêu cầu kiểm soát dịch nghiêm ngặt để chống dịch Covid-19. Song, những nỗ lực này lại không hiệu quả khi biến thể Omicron xuất hiện.

Thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới bỗng trầm lắng lạ thường: Chấp nhận chịu lỗ để bán nhà nhưng cũng không ai mua - Ảnh 3.

"View bếp" trong căn hộ của ông Gibson.

Eagle Fung là một trong số nhiều cư dân Hong Kong đang rời đi. Về hưu ở cuối những năm 50 tuổi, bà Fung đã hạ giá căn hộ của mình ở Kowloon xuống còn 4,4 triệu HKD. Bà muốn chuyển đến Anh cùng gia đình vào mùa hè này. Bà sẵn sàng hạ giá vài phần trăm để bán nhà, dù vẫn nhận được khoản lãi lớn nếu bán được. Fung đã mua ngôi nhà này với mức giá thấp hơn ¼ giá niêm yết. Hiện tại, bà chưa nhận được lời đề nghị nào hợp lý.

Tại một thành phố nơi các căn hộ chỉ lớn hơn chỗ đậu xe 1 chút cũng được bán với giá 645.000 USD và chỉ riêng các chỗ đậu xe cũng có giá hơn 1 triệu USD, giới chức đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xây dựng để giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung. Theo Bloomberg Intelligence, số nhà ở xây mới ở Hong Kong trong năm nay có thể tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2005. Ngoài ra, họ có kế hoạch xây dựng một quân lớn mới ở phía bắc, với số lượng nhà đủ cho 2,5 triệ người sinh sống.

Thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới bỗng trầm lắng lạ thường: Chấp nhận chịu lỗ để bán nhà nhưng cũng không ai mua - Ảnh 4.

Giá nhà tại Hong Kong tăng giảm thế nào trong 19 năm qua?

Trong khi đó, việc giá nhà giảm đang tạo cơ hội cho người mua, đặc biệt là những người có niềm tin vào tương lai của thành phố. Greg Cheung (37 tuổi) đang tìm mua căn hộ đầu tiên của mình. Anh không muốn lãng phí thêm khi thuê nhà hay coi bất động sản là một khoản đặt cược an toàn hơn cổ phiếu. Sự lạc quan của anh đã giảm phần nào nhưng cho rằng thị trường nhà ở Hong Kong vẫn cạnh tranh.

Gibson cũng cho rằng thị trường nhà ở tại Hong Kong sẽ hồi phục. Ông nói: "Dù nhìn chung áp lực giá vẫn ở đây, nhưng tôi lạc quan rằng Hong Kong có tiềm năng hồi phục."

Tham khảo Bloomberg 

Theo Chi Lan

Cùng chuyên mục
XEM