Thất vọng với lời hứa của ông Tập, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vấp phải sự phản đối dữ dội từ các quốc gia đang phát triển

12/12/2018 15:15 PM | Xã hội

Sau một đợt tài trợ đầu tư chưa từng có tiền lệ trên quy mô lớn vào các dự án đường sắt, đường cao tốc ở các nước nghèo trên khắp châu Á, chỉnh phủ các nước này nhận ra rằng lời hứa của ông Tập chỉ là điều viển vông.

Hồi cuối tháng 8, Tổng thống của Maldives - Abdulla Yameen đã rất vui mừng đối với việc mở một cây cầu do Trung Quốc xây dựng, nối liền hai hòn đảo trong quần đảo này với mục đích "là cửa ngõ đi tới ngày mai và những cơ hội ở phía trước."

Một tháng sau đó, ông Yameen đã rời chiếc ghế tổng thống và chính phủ mới của quốc gia này bắt đầu nhận ra một khoản nợ khổng lồ mà ông đã "mang về" cho đất nước. Yameen đã vay mượn Bắc Kinh rất nhiều để xây dựng một đường băng mới cho sân bay chính, phát triển nhà ở, một bệnh viện và "Cây cầu Hữu nghị Trung Quốc - Maldives" dài 2,1km.

Trong một chuyến đi tới thủ đô New Delhi của Ấn Độ, giới chức Maldives bày tỏ sự thất vọng của họ đối với "núi" nợ đó, tương đương gần 20% GDP và những mối lo ngại không thể giải thích đối với sự tài trợ của Trung Quốc theo Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trước đó, họ đã từ chối một khoản thầu xây dựng bệnh viện trị giá 54 triệu USD trong lời đề nghị "khoa trương" 140 triệu USD của Trung Quốc.

 Thất vọng với lời hứa của ông Tập, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vấp phải sự phản đối dữ dội từ các quốc gia đang phát triển  - Ảnh 1.

Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và và Đường hàng hải.

Thiên đường du lịch Maldives không phải là quốc gia châu Á duy nhất nhận ra rằng lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình dành cho chương trình cải thiện cơ sở hạ tầng là điều không thể trở thành sự thật.

Sau một đợt tài trợ đầu tư chưa từng có tiền lệ trên quy mô lớn vào các dự án đường sắt, đường cao tốc ở các nước nghèo trên khắp châu Á, các chính phủ đang áp dụng một cách tiếp cận thận trọng hơn đối với các kế hoạch lớn của Trung Quốc. Từ Malaysia cho tới Sri Lanka, sự phẫn nộ của các cử tri đối với các thương vụ được cho là không công bằng hoặc liên quan tới tham nhũng đều đang được kiểm tra, điều tra chặt chẽ và thậm chí đình chỉ các dự án trước đây không dành nhiều sự quan tâm.

Andrew Small, thành viên cấp cao của chương trình Marshall Fund của Đức tại châu Á, cho biết: "Giai đoạn đầu tiên của Vành đai và Con đường đã kết thúc trong hiệu quả. Một mô hình mới vẫn chưa xuất hiện, nhưng rõ ràng rằng mô hình cũ gần như tập trung hoàn toàn vào tốc độ và quy mô, hiện đã không còn bền vững."

Chính quyền Trung Quốc đã chỉ ra các ví dụ về hành vi sai trái và đang đánh giá lại, điều chỉnh các kế hoạch cơ sở hạ tầng trên toàn cầu, một quan chức chấp cao của nước này cho biết. Họ nhận thức rõ ràng rằng các dự án triển khai kém có thể gây tổn hại đến danh tiếng của Trung Quốc và là tiếng chuông báo động của phản ứng phẫn nộ có thể lan rộng.

 Thất vọng với lời hứa của ông Tập, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vấp phải sự phản đối dữ dội từ các quốc gia đang phát triển  - Ảnh 2.

Đường băng mới được xây dựng bởi Tập đoàn Xây dựng Đô thị Bắc Kinh của Trung Quốc tại Sân bay Quốc tế Velana ở Đảo Hulhulé (Maldives).

Châu Á đang rất cần các chương trình nâng cấp cơ sở hạ tầng và không có quốc gia nào ngoài Trung Quốc "hứng khởi" với việc này, hoặc có đủ tài nguyên để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đầu tư trên quy mô lớn. Tuy nhiên, những ý kiến chỉ trích tại châu Á xuất hiện vào đúng thời điểm nhạy cảm, khi cộng đồng quốc tế ngày càng hoài nghi về ý định mang tính toàn cầu của Trung Quốc. Khi phần lớn đều tập trung vào sự bế tắc của Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đối với việc giải quyết các vấn đề thương mại, công nghệ và tiếp cận thị trường, các chính phủ châu Âu, Úc và Nhật Bản đang thắt chặt các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là đối với các chương trình cơ sở hạ tầng quan trọng như các cảng và hệ thống mạng chủ chốt.

Theo giới chức Trung Quốc, các nhà chức trách đã tăng cường xem xét các dự án và khoản đầu tư vào BRI và cân nhắc về các quy định và Trung Quốc sẵn sàng thực hiện các biện pháp để hạn chế xảy ra các hành vi sai trái. Điều này đồng nghĩa với "sẵn sàng tái đàm phán về các điều khoản, tập trung hơn vào chất lượng dự án, nỗ lực hợp tác với các đối tác của nước thứ ba như Nhật Bản và đề cao cảnh giác đối với các rủi ro về chính trị và kinh tế vĩ mô", Small của Marshall Fund cho hay.

 Thất vọng với lời hứa của ông Tập, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vấp phải sự phản đối dữ dội từ các quốc gia đang phát triển  - Ảnh 3.

Một chiếc xe ủi đất làm việc trên Cảng Gwadar do Trung Quốc tài trợ xây dựng ở Pakistan.

Sự thay đổi trong tâm lý của chính phủ các nước châu Á là điều hiển nhiên và đã "bùng nổ" trong những tháng gần đây. Tại Pakistan, các chiến binh đã rất tức giận bởi khoản đầu tư của Trung Quốc tại khu vực hẻo lánh bị đánh bom và họ đã tấn công vào đại sứ quán Trung Quốc ở Karachi vào tháng trước, khiến 7 người thiệt mạng.

Ở Sri Lanka, sự phẫn nộ ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế đã quá rộng lớn, đó là mối đe dọa đối với chủ quyền của quốc gia. Trong khi đó một cố vấn của chính phủ Myanmar chỉ trích số tiền 7,5 tỷ USD chi cho một cảng do Trung Quốc hậu thuẫn là "phi lý", thỏa thuận này đã được chính phủ quân sự trước đó thông qua.

Tại Malaysia, Mahathir Mohamad đã được bầu làm thủ tướng vào hồi tháng 5 sau khi đặt ra câu hỏi về các khoản đầu tư của Trung Quốc trong chiến dịch bầu cử. Ở văn phòng của mình, ông đã đóng lại "một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân", khi chính phủ của ông đình chỉ một dự án đường sắt của Trung Quốc trị giá 20 tỷ USD. Sau đó, ông còn hủy bỏ 3 dự án đường ống do Trung Quốc hậu thuẫn trị giá 3 tỷ USD.

Hơn nữa, các quan chức Ấn Đột từ lâu đã phản đối BRI bởi Trung Quốc "bơm" 60 tỷ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại Pakistan, bao gồm cả những khu vực của Kashmir đang trong giai đoạn tranh chấp với Ấn Độ.

Và dù New Delhi không có đủ tiền mặt để cạnh tranh với Bắc Kinh, thì các nhà ngoại gia Ấn Độ khẳng định các nước đã bị dụ vào bẫy nợ và xem những chỉ trích gần đây là hợp pháp vị thế lâu dài của họ. Thật vậy, một báo cáo của Trung tâm Phát triển Toàn cầu tại Washington đã xác định 8 quốc gia có nguy cơ nằm trong bẫy nợ từ những khoản tài trợ của Trung Quốc, trong đó có Pakistan, Maldives, Lào, Mongolia và Djibouti, nơi Trung Quốc chỉ có căn cứ quân sự ở nước ngoài.

Trung Quốc ngày càng có tiếng nói trong việc bầu cử tại một số quốc gia ở châu Á. Theo ông Kelsey Broderick, một cộng tác viên châu Á tại Eurasia Group, Indonesia - nơi tiến hành một cuộc bỏ phiếu hồi tháng 4 với có thể sẽ khiến họ xem xét kỹ lưỡng về các dự án của Trung Quốc, là một ví dụ về các khoản đầu tư của Trung Quốc đã có liên quan đến các cuộc bầu cử tại thị trường mới nổi.

"Các ứng cử viên trên thế giới đã lấy mối lo ngại của công chúng đối với nợ của Trung Quốc là đòn bẩy cho sự thành công của họ đối với các ứng viên đương nhiệm, những người đã "đi theo" BRI", Broderick cho hay. Ví dụ, ông Jair Bolsonaro đã giành được chiếc ghế tổng thống với quan điểm chống lại Trung Quốc và Kenya, Zambia, Thái Lan cũng sẽ có những cuộc tranh luận tương tự.

Mối lo ngại này một phần đến từ quan điểm rằng ngoài việc đóng góp vào các mức nợ không bền vững, các khoản cho vay của Trung Quốc phục vụ mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh tại khu vực Ấn Độ Dương - khu vực trọng yếu của các tuyến vận tải đường biển trên toàn cầu.

Tại Maldives, cựu tổng thống Yameen đã công khai về các chính sách ủng hộ Trung Quốc bao gồm việc dàn xếp một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc thông qua Quốc hội và từ chối thị thực lao động cho các chuyên gia từ Ấn Độ. Cuối cùng "chiến thuật" này đã có kết quả ngược lại, Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Maldives - Ibrahim Ameer, đã vay 200 triệu USD từ Ấn Độ và cam kết theo đuổi chính sách đối ngoại "Ấn Độ trước tiên", một động thái phản ứng lại với Bắc Kinh.

Dẫu vậy, châu Á rõ ràng vẫn cần nhiều khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng hơn. Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo khu vực này cần 26 nghìn tỷ USD cho các dự án đường cao tốc, đường sắt và các cơ sở hạ tầng khác trong thập kỷ tới. Trong trường hợp không có các lựa chọn thay thế khả thi, Trung Quốc có thể sẽ vẫn là cái tên đầu tiên được nhắc đến. Trong mọi trường hợp, nhiều quốc gia ở châu Á và châu Phi vẫn ưu tiên các khoản vay của Trung Quốc bởi nó không đi kèm với cam kết quản trị hoặc trách nhiệm giải trình, Broderick nói.

Trong 5 năm kể từ khi ông tập chính thức thực hiện Sáng kiến Vành đai và Con đường, "Trung Quốc đã có một lộ trình đầy những bài học", ông Pang Zhongying, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Khoa học và Công nghệ Macao cho biết. "Việc Trung Quốc đánh giá lại các dự án BRI và chú trọng hơn vào kiểm soát rủi ro là điều đúng đắn."

Theo Hương Giang

Cùng chuyên mục
XEM