Thất bại của một người thường bắt đầu từ việc thức khuya: 'Cú đêm' lâu dài tương đương với tự tử mãn tính!

06/01/2020 22:20 PM | Sống

Cho dù bạn có kiếm được rất nhiều tiền đi nữa thì bạn cũng không thể nào mua được một giấc ngủ ngon. Vậy nên, đừng cố ngược đãi cơ thể bạn vì cái cớ "lo cho tương lai".

Cách đây một thời gian, diễn xuất của Dao Thần trong bộ phim "Tiễn  tôi đến Thanh Vân" một lần nữa khiến nhiều người kinh ngạc. Dao Thần vào vai một nữ phóng viên tên Thành Nam, người có lý tưởng và đang trên đường theo đuổi đam mê. Để có được sự nghiệp vững chắc và người người kính trọng, cô ấy đã làm việc rất chăm chỉ và thức suốt đêm để hoàn thành dự án. Một ngày nọ do cảm thấy không khỏe, cô đã đến bệnh viện khám, bác sĩ nói rằng cô bị ung thư buồng trứng.

Cô vô cùng sốc khi nghe bác sĩ thông báo tin này. Bác sĩ còn nói với cô rằng chỉ có cách cắt bỏ buồng trứng, cô mới có thể sống sót và chi phí cho ca phẫu thuật lên tới 300.000 nhân dân tệ (khoảng 990 triệu đồng). Cô tuyệt vọng khóc lóc và nói rằng: "Tôi học hành chăm chỉ, làm việc siêng năng để có được mức lương như hiện tại, vậy tại sao tôi vẫn phải chết?" Càng lớn tuổi, điều này càng trở nên rõ ràng.

Đã từng có một chương trình phỏng vấn ngẫu nhiên trên đường phố. Trong số những người được phỏng vấn, 80% những người trẻ 9X nói rằng họ sợ phải đi kiểm tra sức khỏe.

Tại sao lại như vậy chứ? Lý do rất đơn giản: Họ sợ bị phát hiện ra bệnh nan y. Khi được hỏi lý do, nhiều người chia sẻ rằng họ thức khuya đã được một thời gian dài và dậy rất trễ. Mà đã dậy trễ thì chả làm được gì, đành nghỉ làm, ở không hoặc nhậu nhẹt từ đó sinh ra nhiều thói quen xấu.

Điều khiến người trưởng thành sụp đổ đó là khoảnh khắc người đó biết rằng cơ thể mình đang mang mắc bệnh và chính mình phải chịu đựng bệnh tật. Thời điểm đó thực sự là kết quả của sự tích lũy những thói quen có hại theo thời gian. Thất bại của một người thường bắt đầu từ việc thức khuya.

Thất bại của một người thường bắt đầu từ việc thức khuya: Cú đêm lâu dài tương đương với tự tử mãn tính!  - Ảnh 1.

-01-

Cơ thể bị bệnh nghiêm trọng bắt nguồn từ thức khuya.

Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Y học Giấc ngủ Trung Quốc cho thấy hơn 70% thanh niên có thói quen thức khuya. Trong số đó, có 90% thanh niên bị đột tử, xuất huyết não và nhồi máu cơ tim liên quan đến việc thức khuya.

Dữ liệu cho thấy những người thức khuya có nguy cơ phát triển khối u sớm tăng 49% và tăng nguy cơ phát triển khối u tiến triển lên đến 24%.

Thức khuya thực sự là khoản đầu tư ngu ngốc và thua lỗ nhất trên thế giới. Cho dù chúng ta có kiếm được nhiều tiền như thế nào thì cũng không mua được một giấc ngủ ngon.

Năm 2013, ông Lý Khai Phục mắc bệnh ung thư hạch khi ông 52 tuổi. Ông nói rằng ông bắt đầu suy nghĩ về căn bệnh của mình và cảm thấy rằng mình cần phải ngủ ngon. Nhớ lại quá khứ khi còn trẻ, ông không chú ý nhiều đến giấc ngủ và thường uống cà phê và đồ uống chứa caffeine vào ban đêm để giảm buồn ngủ.

Ông ấy làm việc rất chăm chỉ. Việc đi ngủ lúc hai hoặc ba giờ sáng là bình thường. Ông ấy chỉ ngủ năm tiếng một ngày vì lo sợ bạn bè sẽ ngầm so sánh xem ai làm việc muộn hơn và ai mới là người làm việc chăm chỉ nhất. Ông nói tiếp: "Rồi chuyện gì xảy ra thì ai cũng  đều biết, tôi bị ung thư".

Tôi từng có một nữ giáo viên trẻ công tác tại Đại học Phục Đán. Cô mất vì ung thư do cô thức suốt đêm. Vào cuối đời, cô đã viết một cuốn sách có tên Cuộc đời dang dở. Theo cuốn sách, có đoạn như sau: "Tại thời điểm quan trọng giữa sự sống và cái chết, bạn sẽ thấy rằng việc thức khuya lâu dài tương đương với tự tử mãn tính."

Chúng ta cứ nghĩ rằng mình chỉ ngủ ít hơn một vài tiếng thôi thì đã làm sao, nhưng mỗi ngày bạn thức khuya một vài tiếng, dần dần bạn sẽ quen rồi thức tới sáng, cuối cùng bạn lại thắc mắc ai đã dẫn mình đến nghĩa trang vậy? 

Thức khuya không còn đơn giản là lãng phí thời gian mà còn giết chết cuộc sống của bạn.

Thế giới này đang trừng phạt tất cả những người không chú ý đến giấc ngủ và không quan tâm đến cơ thể của họ. Đừng nghĩ rằng bạn có thể trốn thoát một cách ngoạn mục, chẳng qua là thần chết chưa gọi tên của bạn thôi.

Thất bại của một người thường bắt đầu từ việc thức khuya: Cú đêm lâu dài tương đương với tự tử mãn tính!  - Ảnh 2.

-02-

Thức khuya sẽ không chữa lành tâm trạng của bạn. 

Có một câu nói trên Internet: Thức suốt một đêm, sảng khoái cả đêm nhưng thức khuya cả đời thì liệu có sảng khoái như vậy?

Có một cô gái kể về tình trạng của mình như sau:

Sau khi tốt nghiệp đại học, cô được nhận vào một công ty. Vì cô mới ra trường và chân ướt chân ráo vào đời, chưa hiểu được nhiều điều, vì vậy cô thường mắc lỗi trong công việc. Công việc cường độ cao, cùng với yêu cầu nghiêm khắc với bản thân khiến cô ấy cảm thấy căng thẳng. Dần dần, cô bị ám ảnh bởi việc thức suốt đêm để chơi với điện thoại di động. Cô cảm thấy rằng chỉ khi đêm đến, cô mới có thể làm bất cứ điều gì cô muốn mà không phải lo lắng về công việc và cuộc sống, điều này có thể làm giảm sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần của cô cả ngày và mang lại cho cô sự sảng khoái. Nhưng sau vài tháng, cô nhận ra nhận định này là sai hoàn toàn.

Mặc dù cô cảm thấy thức khuya giúp cô cả đêm thoải mái nhưng ngày hôm sau, tâm trạng và tinh thần của cô ngày càng tồi tệ hơn.

Vì thức khuya, cô không thể thức dậy đúng giờ vào mỗi sáng nên cô đã đặt gần chục cái đồng hồ báo thức trong điện thoại để cô có thể dậy sớm. Ngay cả khi cô thức dậy, cô cảm thấy rất mệt mỏi, chóng mặt cả ngày và luôn vô thức trong công việc. Do khó tập trung, cô ấy dễ mắc sai lầm, điều đó khiến cô ấy cảm thấy khó chịu hơn và càng ngày càng buồn. Sau một thời gian ngắn, cô đột nhiên phát hiện ra rằng tình trạng da của mình tồi tệ hơn nhiều so với trước đây và khuôn mặt cô bắt đầu nổi mụn trên diện rộng. Cô lúng túng khi gặp mọi người, luôn đội mũ rộng vành để che mặt khi đi ra ngoài. Cô bắt đầu trở nên cáu kỉnh, luôn cảm thấy khó chịu và không vui.

Tôi đã nghe một câu như thế này: Thức cả đêm một thời gian đầu thật thoải mái nhưng thức khuya liên tục là con đường dẫn đến nghĩa địa nhanh nhất.

Đừng bao giờ tin rằng thức khuya có thể giúp chúng ta giảm tải khối lượng công việc hiệu quả.  Niềm vui ngắn ngủi và dường như thoải mái mà nó tạo ra thực chất chỉ là một quả bom hẹn giờ đã kích hoạt. Nó mê hoặc chúng ta sâu sắc, cho chúng ta ảo tưởng giải phóng sự mệt mỏi và thoải mái nhưng thực tế nó liên tục tạo cho chúng ta áp lực tinh thần lớn hơn và đưa chúng ta vào một vòng luẩn quẩn.

Thất bại của một người thường bắt đầu từ việc thức khuya: Cú đêm lâu dài tương đương với tự tử mãn tính!  - Ảnh 3.

-03-

Không có gì là giá trị hơn sức khỏe.
Sai lầm chúng ta thường mắc phải là đánh đổi giấc ngủ với niềm vui ngắn ngủi và sử dụng sức khỏe của mình để cạnh tranh cho những thứ bên ngoài. Có câu nói rằng: Đầu tư tốt nhất cho bản thân là đi ngủ lúc 10 giờ tối và thức dậy lúc 6 giờ sáng. Bạn ghét những người sống lâu hơn mình nhưng nếu bạn vẫn không bỏ thói quen thức khuya này thì bạn đành nằm dưới lớp đất xem họ thay đổi thế giới.
Cuộc đấu tranh đúng đắn nhất là tận dụng triệt để từng phút ở công ty để làm việc chăm chỉ và dành thời gian để ngủ thay vì dành từng phút ngủ để làm việc vào đêm khuya. Trong thế giới này, không có gì xứng đáng để đổi lấy sức khỏe và thời gian của bạn. Hãy ngủ đúng giờ và đúng thời lượng.

Tịnh Kỳ

Cùng chuyên mục
XEM