Tham vọng lấn sân sang sản xuất ô tô, Jack Ma cùng nhiều tỷ phú Trung Quốc khác có nguy cơ mất trắng hàng tỷ USD khi bong bóng xe ô tô điện sắp nổ tung

04/12/2019 07:30 AM | Kinh doanh

Doanh số liên tục sụt giảm khiến tương lai các khoản đầu tư vào những công ty xe điện của Jack Ma và nhiều tỷ phú khác có nguy cơ mất trắng.

Một vài ông trùm giàu có nhất Trng Quốc đã rót hàng tỷ USD vào các công ty xe ô tô điện với hy vọng giúp biến ước mơ của Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên hiện tại, tương lai của những khoản đầu tư đó khá ảm đạm trong bối cảnh doanh số xe ô tô điện sụt giảm nghiêm trọng còn chính phủ Trung Quốc thì cắt giảm trợ cấp cho ngành công nghiệp còn rất non trẻ này.

Điều đó khiến những công ty hàng đầu của Jack Ma, Pony Ma, Hui Ka Yan và Robin Li đối mặt với khả năng mất trắng với những khoản đầu tư của họ vào xe ô tô điện - loại phương tiện được kỳ vọng sẽ trở thành loại "điện thoại thông minh được gắn bánh xe" kết nối hành khách với những ngành kinh doanh khác. Tổng số nguồn vốn của họ, cùng với hàng tá startup đã huy động được 18 tỷ USD, khiến quả bong bóng xe ô tô điện bị thổi phồng và có khả năng vỡ tung vào một ngày nào đó.

Tham vọng lấn sân sang sản xuất ô tô, Jack Ma cùng nhiều tỷ phú Trung Quốc khác có nguy cơ mất trắng hàng tỷ USD khi bong bóng xe ô tô điện sắp nổ tung - Ảnh 1.

Hàng loạt công ty lớn ở Trung Quốc đang "mắc kẹt" với xe ô tô điện.

Thị trường ô tô ở Trung Quốc đang chứng kiến tình trạng doanh số bán hàng giảm sút kéo dài, khiến các nhà sản xuất xe điện phải cắt giảm triển vọng lợi nhuận. Cùng lúc đó, chính phủ Trung Quốc cũng đang cân nhắc cắt giảm các khoản trợ cấp cho lượng mua hàng của người tiêu dùng, ngay cả sự nâng đỡ của các tỷ phú cũng không thể cứu giúp được. Động thái này được đưa ra để thúc đẩy các nhà sản xuất buộc phải tự mình cạnh tranh. Đó chính là lúc "bão tố" bắt đầu nổi lên.

Jack Ma đã rời khỏi vị trí chủ tịch Alibaba vào tháng 9 sau khi xây dựng nên khối tài sản trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên, người đàn ông giàu nhất Trung Quốc vẫn còn đang ngồi trên ghế hội đồng quản trị và có tầm ảnh hưởng tới đế chế thương mại điện tử do ông tạo ra. Alibaba đã tham gia vào hàng loạt vòng huy động vốn với Xpeng Motor gồm cả một đợt vào năm 2018 khi huy động được 2,2 tỷ NDT (tương đương 313 triệu USD). Đồng sáng lập hãng sản xuất ô tô này là một cựu lãnh đạo Alibaba He Xiaopeng.

Xpeng cho ra đời chiếc xe đầu tiên, dòng 5 chỗ G3 SUV vào năm ngoái và đã bán được 11.940 chiếc cho tới năm nay.

Công ty được thành lập vào năm 2014 này cũng đang hợp tác với những nhà sản xuất ô tô lâu đời hơn. Một nhà máy được xây dựng với Haima Automobile có thể sản xuất ra 150.000 chiếc mỗi năm. Một nhà máy khác có thể sẽ bắt đầu lắp ráp P7, dự kiến giao hàng vào năm tới.

Hành trình đó không hề suôn sẻ khi một số kỹ sư làm việc tại Xpeng bị cáo buộc đã ăn cắp tài liệu từ công ty cũ ở Mỹ. Hồi tháng 3, Tesla đã kiện một cựu kỹ sư, cáo buộc người này tải lên các tài liệu, thư mục và bản sao mã nguồn tài khoản lưu trữ đám mây cá nhân trước khi nghỉ việc. Ngoài ra, một kỹ sư của Apple cũng bị truy tố vào năm ngoái vì cáo buộc ăn cắp bí mật sản xuất xe tự lái khi chuẩn bị nhận việc ở Xpeng. Công ty này không bị cáo buộc vì hành vi trên.

Phía Xpeng thì phủ nhận mọi cáo buộc. "Chúng tôi rất cứng rắn về việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của riêng mình. Bản quyền là vấn đề rất quan trọng với chúng tôi".

Alibaba – cổ đông lớn thứ 2 tại Xpeng không trả lời báo chí về vấn đề này.

Xiaomi – một công ty điện tử tiêu dùng cũng đã tham gia vào một vòng huy động vốn khác của công ty này trị giá 400 triệu USD.

Tham vọng lấn sân sang sản xuất ô tô, Jack Ma cùng nhiều tỷ phú Trung Quốc khác có nguy cơ mất trắng hàng tỷ USD khi bong bóng xe ô tô điện sắp nổ tung - Ảnh 2.

Tencent của Pony Ma – công ty sở hữu ứng dụng WeChat cũng đã tham gia khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD vào NIO vào năm 2017. Với hơn 26.000 chiếc xe được bán, NIO là một trong số ít startup sản xuất được nhiều mẫu và đánh bại đối thủ với màn IPO ấn tượng tại New York vào năm ngoái.

Tuy nhiên, NIO đang chứng kiến tình trạng thua lỗ chồng chất còn doanh số bán hàng thì sụt giảm khi công ty được mô tả là "Tesla của Trung Quốc" rót quá nhiều tiền cho quảng cáo và bất động sản. Họ tài trợ cho show ca nhạc của nam ca sỹ Bruno Mars và mở những câu lạc bộ xa xỉ dành riêng cho những người sở hữu xe NIO. Tháng 8, công ty này đã mở 19 NIO House trong vòng 22 tháng và tổng chi phí thuê địa điểm chiếm tới 6,3% doanh thu trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3.

"NIO chọn cách bán hàng trực tiếp và đặc biệt chú ý tới trải nghiệm người dùng", đại diện công ty nói. Họ không có kế hoạch đóng các câu lạc bộ hiện tại và cũng k có kế hoạch mở thêm mới.

Thua lỗ của NIO đã lên mức 2,8 tỷ USD trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 với doanh thu đạt 1,2 tỷ USD và cổ phiếu đã giảm mạnh trong năm nay. Công ty này đã cắt giảm 20% lực lượng lao động tới tháng 9 khi Tencent tiếp tục bơm thêm 100 triệu USD.

"Doanh số bán hàng của chúng tôi đang chịu áp lực kể từ khi việc trợ cấp bị cắt giảm. Đã đến một kỷ nguyên mới nơi bạn chỉ có thể chiến thắng khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ".

Một trong những cái tên gây "hoảng hốt" hơn cả trong ngành công nghiệp xe điện là đại gia bất động sản China Evergrande – đơn vị từng tuyên bố muốn trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong vòng từ 3 – 5 năm - điều đó có nghĩa là họ sẽ vượt Tesla. Khoảng giữa tháng 9/2018 đến tháng 6/2019, Evergrande đã đầu tư hơn 3,8 tỷ USD vào các công ty liên quan tới xe điện và sẽ bắt đầu sản xuất thương hiệu Hengchi vào năm tới.

Evergrande – muốn mở 10 cơ sở sản xuất, lên kế hoạch dành 45 tỷ NDT cho những loại xe điện năng lượng mới trong năm 2019 – 2021. Ngày 10/11, một chi nhánh của công ty này đã tuyên bố họ sẽ dành 3 tỷ USD để tăng cổ phần tại National Electric Vehicle Sweden AB lên 82% từ mức 68%.

Chủ tịch kiêm nhà sáng lập công ty Hui Ka Yan – người đã đa dạng hóa mảng kinh doanh từ bóng đá và chăm sóc sức khỏe khẳng định không có sự chồng chéo giữa mảng kinh doanh bất động sản và sản xuất xe ô tô.

"Chúng tôi không có bất kỳ nhân sự, công nghệ, kinh nghiệm hay cơ sở sản xuất ô tô nào. Làm sao chúng tôi có thể cạnh tranh với những hãng xe có tuổi đời hàng thế kỷ trên thế giới".

Câu trả lời chính là... Ví tiền của ông ấy!

"Bất kể công nghệ cốt lõi nào và công ty nào có thể mua, chúng tôi sẽ mua hết", chủ tịch Hui Ka Yan khẳng định.

Chiến lược thâu tóm mọi thứ của Yet Hui có thể khiến Ever grande thâm hụt mạnh. Dự kiến chi tiêu của công ty là 45 tỷ NDT dường như là quá thấp và trên thực tế nó có thể trầm trọng hơn.

Tham vọng lấn sân sang sản xuất ô tô, Jack Ma cùng nhiều tỷ phú Trung Quốc khác có nguy cơ mất trắng hàng tỷ USD khi bong bóng xe ô tô điện sắp nổ tung - Ảnh 3.

CEO Baidu.

Robin Li – CEO của công ty tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc cũng rót không ít tiền vào WM Motor như một phần tham vọng của Baidu. Baidu đã dẫn đầu vòng huy động vốn đầu năm nay tạo ra 3 tỷ NDT cho 1 nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Thượng Hải này để sở hữu 13% cổ phần.

WM cho ra đời mẫu sẽ SUV vào năm ngoái và đã bán ra được hơn 19.000 chiếc. Đến năm nay, WM bán được 14.273 chiếc SUV chạy bằng pin.

WM có lợi thế hơn các đối thủ khi không phải được thành lập bởi cựu lãnh đạo ở các công ty internet. Nhà sáng lập Freeman Shen từng điều hành Volvo Car tại Trung Quốc.

Công ty mẹ Volvo là Zhejiang Geely Holdings đã kiện WM phải đền bù 2,1 tỷ NDT vì ăn cắp bản quyền. Tuy nhiên phía WM phủ nhận tất cả.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM