Tết đến, nhà ai cũng nấu bát canh chứa đầy hoá chất mà không hề hay biết, cẩn thận đang ăn phải đi cấp cứu

29/01/2022 10:15 AM | Sống

Kết quả giám sát an toàn thực phẩm cho thấy, tỷ lệ cao mẫu măng khô có tồn dư hóa chất cao gấp hàng trăm lần so với tỷ lệ mà WHO khuyến cáo.

Canh măng khô là món ăn truyền thống trong ngày Tết của nhiều gia đình Việt Nam
Canh măng khô là món ăn truyền thống trong ngày Tết của nhiều gia đình Việt Nam

Măng có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, chứa nhiều dinh dưỡng và giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ giảm cân, trị tao bón, giảm cholesterol trong máu...Măng khô có thể bảo quản trong thời gian dài nên được nhiều người ưa chuộng mua về tích trữ trong nhà làm món ăn thường xuyên. Đặc biệt, vào dịp Tết đến xuân về, canh măng khô sườn heo còn là một món ăn truyền thống của người dân miền Bắc. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, măng khô ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm đối với sức khoẻ con người.

Gây ung thư

Trong măng khô có tỷ lệ hóa chất cao gấp trăm lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20 miligam/1 kg sản phẩm). Lưu huỳnh là chất dùng để chống ẩm mốc, có thể dùng ở dạng xông hơi hay tẩm ướp. Tuy nhiên, nếu xông, tẩm với hàm lượng cao, lưu huỳnh khi bị ôxy hóa sẽ sản sinh ra chất độc có thể làm tổn thương các tế bào trong cơ thể con người. Nếu cơ thể hấp thu quá nhiều lưu huỳnh có thể ngộ độc như say, nôn, ói… hoặc tích lũy lâu dài trong cơ thể sẽ gây ung thư.

Để loại bỏ lưu huỳnh khỏi măng khô, người tiêu dùng có thể ngâm nước vài ngày, sau đó luộc kỹ khoảng 2-3 lần rồi mới cho vào ninh 2 – 3 giờ. Như vậy, SO2 sẽ bay hơi đi rất nhiều. Tuyệt đối không ngậm, nếm măng khô trước khi đun nấu.

Tết đến, nhà ai cũng nấu bát canh chứa đầy hoá chất mà không hề hay biết, cẩn thận đang ăn phải đi cấp cứu - Ảnh 1.

Măng khô chứa hàm lượng hoá chất cao gây tổn hại đến sức khoẻ

Gây tổn hại hệ thần kinh

Do măng khô chứa hàm lượng hoá chất cao nên nếu sử dụng thường xuyên có thể gây tổn thương hệ thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn; tổn thương mắt, giảm thị lực; ảnh hưởng chức năng sinh sản; ảnh hưởng hệ miễn dịch, chức năng tim mạch và tuyến nội tiết. Trong trường hợp cấp tính, người ăn có biểu hiện đau đầu, tức ngực, ngạt mũi, chảy nước mắt.

Phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia, trong măng có chứa không ít độc tố và nguy hiểm nhất là glucozit. Khi đi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày và sinh ra acid xyanhydric. Sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn.

Người bị đau dạ dày

Trong khoảng 1kg măng củ sẽ có chứa 230mg acid cyanhydric - là chất gây độc hại cho dạ dày. Vì vậy, người đau dạ dày nên cân nhắc trước khi ăn măng khô hoặc chỉ ăn ít để không gây đau đớn.

Người bệnh gout

Những người bị bệnh gout luôn phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gout cần tránh.

Tết đến, nhà ai cũng nấu bát canh chứa đầy hoá chất mà không hề hay biết, cẩn thận đang ăn phải đi cấp cứu - Ảnh 2.

Ngâm và luộc măng khô nhiều lần trước khi sử dụng để giảm bớt chất độc hại

Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường. Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

Người sức khoẻ không tốt, mới ốm dậy

Người mới ốm dậy, sức đề kháng vẫn còn yếu nên khả năng chống độc vẫn chưa tốt. Trong khi đó, măng khô chứa một lượng glucoxit nhất định. Bình thường glucoxit không quá gây hại cho cơ thể nhưng khi cơ thể bạn không được khỏe, glucoxit phân hủy với men tiêu hóa và chất chua trong dạ dày dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa.

Nguồn tham khảo: Tổng cục Dân số KHHGĐ (Bộ Y tế)

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM