Ung thư phổi đã di căn nếu trên trên mặt xuất hiện một đặc điểm rất nhỏ: Nhiều người BỎ QUA!

27/01/2022 15:49 PM | Sống

Ung thư phổi là một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất. Bởi các dấu hiệu cảnh báo ở giai đoạn sớm thường không có nhiều, chỉ có xu hướng tăng lên khi các tế bào ung thư đã phát triển và lan sang các khu vực lân cận trong cơ thể.

Khi ung thư phát triển ở vùng đỉnh phổi sẽ gây ra triệu chứng sưng trên mặt hoặc cổ; mí mắt bị sụp xuống
Khi ung thư phát triển ở vùng đỉnh phổi sẽ gây ra triệu chứng sưng trên mặt hoặc cổ; mí mắt bị sụp xuống

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và nghiêm trọng nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, số lượng ca mắc mới mỗi năm khoảng hơn 24.000 người và có tới 20.000 người tử vong.

Khi bệnh phát tác, tình trạng sưng tĩnh mạch chủ trên diễn ra, dẫn tới một triệu chứng đáng lo ngại ở khuôn mặt người bệnh.

Cụ thể, theo tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh (Cancer Research UK), khi ung thư phổi phát triển ở vùng đỉnh phổi, còn gọi là khối u "pancoast"  sẽ gây ra một số triệu chứng như sưng trên mặt hoặc cổ; mí mắt bị sụp xuống. Nguyên nhân là do dây thần kinh từ não lên mặt và mắt ở một bên cơ thể bị chèn ép, gọi là hội chứng Horner hay liệt giao cảm mắt.

Những dấu hiệu của hội chứng Horner

Hội chứng Horner thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của khuôn mặt. Các dấu hiệu phổ biến của hội chứng Horner là: Đồng tử liên tục co nhỏ lại; kích cỡ đồng tử của hai mắt không đều nhau; đồng tử không giãn ra khi có ánh sáng; mí trên sụp xuống; mí dưới nâng lên; mồ hôi ít hoặc không có mồ hôi ở bên mặt bị chèn ép thần kinh; mất phản xạ đỏ mặt phía bên mặt bị ảnh hưởng…

Ung thư phổi đã di căn nếu trên trên mặt xuất hiện một đặc điểm rất nhỏ: Nhiều người BỎ QUA!  - Ảnh 1.

Một bệnh nhân 17 tuổi có đồng tử bên trái co nhỏ lại

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có những triệu chứng khác như: Ho kéo dài; ho ra máu; thường xuyên khó thở; mệt mỏi và sụt cân không rõ nguyên nhân; đau ngực khi thở hoặc ho

Những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân lớn nhất gây ra ung thư phổi. Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi như chế độ ăn uống không lành mạnh; ô nhiễm môi trường, chất thải từ động cơ, khói bụi, các chất phóng xạ; bệnh có sẵn ở phổi như lao phổi, các nốt vôi hóa, tổn thương sẹo cũ ở phổi; gia đình có tiền sử mắc ung thư phổi…

Cách phòng ngừa ung thư phổi

Theo Tổ chức nghiên cứu Ung Thư Anh quốc, chỉ cần bỏ thuốc lá sau 10 năm, nguy cơ ung thư phổi giảm một nửa so với người hút thuốc.

Ung thư phổi đã di căn nếu trên trên mặt xuất hiện một đặc điểm rất nhỏ: Nhiều người BỎ QUA!  - Ảnh 2.

Bỏ thuốc lá giúp giảm một nửa nguy cơ mắc ung thư phổi

Còn theo kết quả nghiên cứu Dinh dưỡng và Ung thư của châu Âu (European Prospective Investigation into Cancer and Nutrition – EPIC) cho thấy, ăn nhiều trái cây và rau quả giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt giảm nguy cơ ung thư phổi loại tế bào vảy trên những người đang hút thuốc lá.

Tổng hợp

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM