Các trường đại học Mỹ có dẫm vào vết xe đổ của General Motors?

11/09/2010 12:45 PM |

Ngày nay cả thế giới kính nể các trường ĐH Mỹ, y như kính nể General Motors 50 năm trước. Năm ngoái GM phá sản vậy 49 năm nữa số phận ấy có lặp lại với các trường ĐH Mỹ?

50 năm trước, đâu đâu người ta cũng ngưỡng mộ các công ty ô tô Mỹ.

Mọi người đều muốn biết bí quyết thành công của họ.

Làm sao mà năm nào họ cũng xuất xưởng được những mẫu mới ấn tượng đến thế? Làm sao mà họ quản lý được nhiều người thành công đến thế (General Motors khi ấy là công ty tư nhân thuê mướn nhiều nhân công nhất thế giới? Và làm sao mà khách hàng của họ hài lòng đến thế?

Ngày nay thế giới cũng chung một lòng kính phục các Đại học Mỹ.

Họ thống trị các bảng xếp hạng: trong danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới của Shanghai Ranking Consultancy, top 20 có 17 trường Mỹ, top 50 có 35 trường Mỹ.

70% số nhà khoa học và kinh tế học từng dành giải Nobel còn sống đang làm việc ở Mỹ. Phần lớn các bài báo được trích dẫn nhiều nhất thế giới trên các tạp chí khoa học được viết ở Mỹ.

Mọi người đều muốn biết bí quyết thành công của họ.

Hỏi hơi “xoáy” một chút nhưng liệu các trường ĐH Mỹ có tiếp bước các công ty xe hơi không (General Motors mới phá sản năm ngoái)? Cho đến nay thì chuyện này dường như là không thể.

Năm nay số đơn đăng ký nhập học nhiều chưa từng thấy vì ai không kiếm được việc đành quay lại học tiếp. Chẳng có lý do gì để Cambridge, Massachusetts sẽ biến thành Detroit. Dù vậy vẫn có những câu hỏi rất nghiêm túc về các tòa tháp ngà của nước Mỹ.

Hai cơ quan nghiên cứu thiên hữu là Viện doanh nghiệp Mỹ (AEI) và Viện Goldwater đều đã đưa ra các báo cáo chỉ trích hệ thống ĐH Mỹ.

Hai học giả thiên tả Andrew Hacker và Claudia Dreifus đã xuất bản một cuốn sách chỉ trích còn thậm tệ hơn: “Giáo dục bậc cao? Các trường ĐH đang lãng phí tiền bạc và làm hỏng giới trẻ như thế thế nào và Chúng ta có thể làm gì”.

Tạp trí trung dùng US News & World Report viết trong điều tra thường niên về các trường ĐH Mỹ: “Nếu trường ĐH mà là doanh nghiệp ắt họ sắp đối mặt với các cuộc thâu tóm thù địch kết thúc bằng cắt giảm chi phí và tái cơ cấu mạnh mẽ.”

Học phí hàng thập kỷ nay đã tăng nhanh hơn khả năng chi trả của người Mỹ.

Thu nhập trung bình của hộ gia đình đã tăng 6,5 lần trong 40 năm qua, nhưng chi phí để vào một trường ĐH bang đã tăng 15 lần với sinh viên trong bang và 24 lần với sinh viên ngoại bang.

Chi phí nhập học trường tư đã tăng hơn 13 lần (một năm học tại một trường trong Ivy League mất 38.000 USD, chưa tính tiền trọ). Lạm phát trong ngành giáo dục khiến ngay cả ngành y cũng phải kính nể.

Chi phí tăng nhưng cần mẫn lại giảm.

Năm 1961, sinh viên toàn thời gian theo học các khóa 4 năm dành 24h/tuần để học, nay theo ước tính của AEI, con số này đã giảm xuống 14h/tuần.

Tỷ lệ bị đuổi hoặc phải tốt nghiệp chậm cũng thật đáng sợ: chỉ 40% số sinh viên theo học khóa 4 năm ra được trường.

Lý do đáng tin cậy nhất là các GS không hứng thú lắm với lợi ích của sinh viên. Việc bổ nhiệm và thăng tiến dựa trên các nghiên cứu được xuất bản chứ không phải khả năng sư phạm.

GS đưa ra một thỏa thuận ngầm với sinh viên: bài tập tôi cho ít nhưng điểm tôi cho cao, chỉ cần các anh để yên cho tôi làm nghiên cứu của mình.

Hai ông Hacker và Dreifus chỉ ra rằng GS cao cấp tại các trường ĐH thuộc nhóm Ivy League nay cứ 3 năm lại được nghỉ phép có lương 1 năm thay vì 7 năm như trước kia. Năm nay 20/48 GS Lịch sử tại Havard sẽ nghỉ.

Tinh thần nghiên cứu tận tụy ở Mỹ là một trong những điều làm nên vinh quang của hệ thống giáo dục bậc cao. Nhưng còn được tới bao giờ?

Có bằng chứng của thuyết lợi ích biên giảm dần trong một lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với sức mạnh kinh tế của quốc gia: khoa học và công nghệ.

Quỹ Kauffman Foundation cho rằng năng suất của ngân sách liên bang dành cho nghiên cứu và phát triển tính theo số bằng phát minh sáng chế vài năm nay đang giảm.

Ngân sách chi quá dàn trải. Kết quả sẽ tốt hơn nếu chi tiêu có trọng điểm hơn, nhưng chủ đề “nền kinh tế tri thức” đang hợp thời vẫn khuyến khích các ông nghị thò tay vào miếng bánh của các trường ĐH.

Viện Goldwater chỉ ra nguyên nhân thứ ba khiến chi phí tăng nhưng năng suất lại giảm: đó là chi phí hành chính.

Trong giai đoạn 1993-2007, chi phí cho các quan chức trường ĐH tại 198 ĐH hàng đầu nước Mỹ đã tăng nhanh hơn chi phí cho khối giảng dạy.

Chi phí hành chính tại các trường tư hàng đầu tăng nhanh hơn các trường công. VD như Havard đã tăng chi phí hành chính trên mỗi sinh viên thêm 300%. Ở một số trường như Arizona State University, gần một nửa nhân viên toàn thời gian là viên chức.

Gần như tất cả Chủ tịch các trường ĐH đều cư xử như lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, với đủ lương, bổng và một đám tùy tùng

Mốt bây giờ là phải sang

Với quy mô và năng lực cạnh tranh của hệ thống giáo dục bậc cao tại Mỹ, có thể kỳ vọng những vấn đề ấy sẽ tự động được giải quyết.

Vì sao một số trường không cạnh tranh bằng cách thuê các học giả ngôi sao? Tại sao họ không giảm học phí?

Vấn đề là các tổ chức có địa vị cao như trường ĐH có xu hướng cạnh tranh với nhau dựa trên danh tiếng về mặt học thuật (được bồi đắp thêm nhờ các GS tên tuổi) và cơ sở vận chất (ký túc xá sang trọng và các sân vận động bắt mắt) hơn là bằng tiền.

Ở top đầu, Yale không bao giờ nghĩ tới việc cạnh tranh với Havard bằng giá. Với các trường có thứ hạng thấp hơn: Geogre Washington University khiến tên tuổi của mình trở nên thời thượng bằng cách thu thêm học phí và mạnh tay chi cho cơ sở vật chất.

Mô hình “sang trọng” khó có thể tiếp diễn khi mà suy thoái kinh tế sẽ kéo dài. Phụ huynh không còn sẵn sàng vay nợ như trước nhưng lại sẵn sàng tìm trường ở nước ngoài hơn.

Internet cũng tạo ra một nguy cơ ngày càng lớn, trên mạng, bạn có thể nghe các bài giảng hàng đầu với chi phí gần như bằng không.

Các trường ĐH Mỹ đã chọn sai con đường khi tiền bạc còn dễ kiếm. Nếu họ lại lạc lối một lần nữa, có thể họ sẽ dẫm vào vết xe đổ của GM.

Mai Phương
Theo Economist

ngocdiep

Cùng chuyên mục
XEM