Startup thời 4.0: Thảnh thơi “ngồi nhà” kiếm hơn 3 tỉ đồng trong 6 tháng
Nguồn vốn có hạn, cơ sở sản xuất nhỏ, thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, thứ duy nhất mà hai startup 8x có là tâm huyết mang thương hiệu hàng thủ công Việt ra nước ngoài. Lối tắt nào giúp họ vượt rào đến thành công?
90% doanh số đến từ thương mại điện tử
Tốt nghiệp chuyên ngành IT nhưng ngay khi ra trường, Tony Triệu đã rẽ hướng sang con đường kinh doanh vì muốn theo đuổi một công việc mang đến sự tự chủ, linh động về thời gian và nguồn thu nhập tốt.
Trước khi gây dựng Ecomstone – công ty chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm thủ công “handmade”, anh cũng từng thử sức mở cửa hàng, nhà hàng nhưng thất bại hoặc phải bỏ ngang vì quá vất vả.
Sau đó, từng có thời gian anh nhập hàng thủ công từ Trung Quốc về bán nhưng vẫn không bền do trục trặc về nguồn hàng, giấy tờ thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, anh đã nhanh chóng tìm thấy cơ hội kinh doanh mới với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
“Tôi thấy những sản phẩm của người Việt mình làm đã đạt đến độ tinh xảo và có thể cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Thay vì nhập khẩu, sao mình không đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế?
Dù vậy, thời điểm đó, có quá nhiều thách thức đặt ra: doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, non kinh nghiệm, thiếu kiến thức về thị trường quốc tế, rào cản ngôn ngữ... Mặt khác, kinh nghiệm từ việc nhập khẩu sản phẩm theo con đường truyền thống đã cho anh thấy, xuất khẩu và bán sản phẩm ra nước ngoài theo cách này không phải là lựa chọn phù hợp và khôn ngoan.
Vốn từng có thời gian kinh doanh online trên kênh thương mại điện tử (TMĐT), trong đầu anh lập tức nảy ra ý tưởng bán hàng “xuyên biên giới” dựa trên kênh này.
“Tôi máu lửa kinh doanh nhưng lại thuộc tuýp “người đàn ông của gia đình”. Tôi không muốn việc kinh doanh lấy hết thời gian dành cho gia đình, con cái. Do đó, tôi phải tìm cách “tự động hoá” doanh nghiệp của mình. Tôi cho sản phẩm “go global” ngay trên sàn TMĐT chứ không đi theo con đường truyền thống. Cái tên đầu tiên tôi nghĩ đến là Amazon.” – Tony Triệu chia sẻ.
Quyết định của ông chủ trẻ đã mang về cho Ecomstone hơn 3,2 tỉ đồng sau 6 tháng. “Và chỉ sau một năm lên sàn, với sự hỗ trợ của chương trình Amazon Global Selling, doanh thu của chúng tôi đã tăng hơn 150%. Hiện tại, 90% doanh thu của Ecomstone đến từ kênh này.” – anh tiết lộ.
Tuy vậy, điều khiến Tony Triệu tâm đắc không chỉ là chuyện kinh doanh mang lại hiệu quả mà anh có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình vì mọi thứ gần như anh đã “giao phó” cho Amazon.
Doanh nghiệp chỉ cần lo sản phẩm, “xuất ngoại" để Amazon lo
Cùng có niềm đam mê mãnh liệt dành cho hàng thủ công Việt, Chiêu Hân – CEO, đồng sáng lập Andre Gift Shop đã từng mày mò làm nên những phụ kiện, đồ gia dụng “handmade” cùng với 4 nhân viên trên căn gác mái chỉ vỏn vẹn vài mét vuông.
Ước mơ đưa sản phẩm “xuất ngoại” phần nào được hiện thực hoá khi cô tìm được mối phân phối sỉ cho vài khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, điều này không thể đáp ứng tham vọng đưa sản phẩm ra toàn thế giới của cô gái trẻ.
“Không thể bán trực tiếp cho khách hàng lẻ ở nước ngoài thì Andre Gift Shop không thể phát triển mạnh được” - Chiêu Hân chia sẻ.
Chị Chiêu Hân tìm thấy lối đi riêng với thương mại điện tử.
Năm 2013, startup 8x đã tìm thấy cơ hội "một bước đưa sản phẩm ra toàn thế giới" với sàn TMĐT Amazon.
"Mặc dù thời điểm này, TMĐT chưa thật sự bùng nổ tại Việt Nam nhưng Amazon đã là cái tên được cả thế giới biết đến. Chỉ sau một thời gian ngắn, Andre Gift Shop đã phát triển mạnh, mở rộng quy mô sản xuất lên đến 300 mét vuông với 35 nhân viên. Hiện doanh số từ Amazon chiếm 50% trong bán hàng trực tuyến của chúng tôi" – Chiêu Hân nói.
Cô cũng nhận thấy, nước ngoài mới là thị trường thật sự của những sản phẩm thủ công "made in Vietnam" nên đã tập trung mở rộng bán hàng trên Amazon thay vì các trang TMĐT trong nước.
Mặt khác, dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) đã giúp đơn giản hoá rất nhiều khâu trong việc bán hàng của Andre Gift Shop.
"Cứ nghĩ xem phải bỏ bao nhiêu thời gian, công sức để quản lý và vận hành kho hàng tại Mỹ, đóng gói và vận chuyển các đơn hàng, đối soát, nhận và tổng hợp tiền thanh toán từ khách hàng… Đó là còn chưa kể những vấn đề xoay quanh việc xây dựng thương hiệu, làm marketing, chăm sóc khách hàng... Nhưng FBA sẽ hỗ trợ hết tất cả các khâu đó. Khi này, chúng tôi chỉ lo mỗi chuyện tập trung phát triển sản phẩm tốt nhất mà thôi." – Chiêu Hân phân tích.
Sản phẩm từ Andre Gift Shop tạo được sự khác biệt trên thị trường quốc tế.
Đây cũng là công cụ giúp Tony Triệu có thể "giao phó" việc bán hàng cho chương trình Amazon Global Selling và có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình như đã chia sẻ.
"Dù tôi đang ở Việt Nam giữa khuya và có khách hàng bên kia bán cầu đặt mua hàng thì tôi cũng không phải bật dậy để lo mà có FBA làm việc đó" - ông chủ Ecomstone cho biết thêm. Anh cũng cho rằng, mình không thể tìm thấy dịch vụ tương tự ở các kênh TMĐT khác mình từng hợp tác.
Được biết, Amazon hiện có hơn 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên thế giới, giúp hỗ trợ người bán vận chuyển sản phẩm đến người mua tại 185 quốc gia và khu vực. Đó là lý lo với công cụ FBA, ông trùm TMĐT có thể giúp người bán ở nhiều quốc gia xuất khẩu sản phẩm xuyên biên giới một cách hiệu quả.
Có thể nói, thời gian qua, nhiều sản phẩm "made in Vietnam" xuất hiện trên Amazon đã khiến không ít người Việt tự hào như dầu cù là Sao Vàng, nón lá, cà phê Trung Nguyên...
Giờ đây, kênh này cùng chương trình Amazon Global Selling đã mở ra một cánh cổng mới giúp doanh nghiệp có thể vượt qua được mọi khó khăn và rào cản trong giao thương và thành công "vượt biên giới", nhất là trong bối cảnh xuất khẩu truyền thống còn gập ghềnh.
Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, sẽ ngày càng có nhiều những Andre Gift Shop, Ecomstone với sản phẩm độc đáo, thuần Việt vươn ra thị trường quốc tế nhờ hệ thống bán hàng xuyên biên giới này.