Ngày tháng năm sinh có thể ảnh hưởng tới sự nghiệp?

09/07/2014 15:00 PM | Sống

Theo các nhà khoa học, hiệu ứng này khẳng định các em bé được sinh đầu năm học theo quy định có lợi thể phát triển tốt hơn về cả thể chất và tinh thần so với những em bé sinh cuối năm đó.

Năm 2012, một nghiên cứu cho thấy chỉ 5,8% trong số các CEO những công ty thuộc top S&P 500 sinh vào tháng Bảy.
Tuy nhiên, có đến 12,5% trong số đó sinh vào tháng Ba, tạp chí Business Insider trích dẫn.
Còn theo một nghiên cứu được công bố trong tờ Economics Letters tiến hành bởi giáo sư kinh tế Trung Quốc, Singapore và Canada, những đứa trẻ sinh vào tháng Ba và Bốn có nhiều khả năng trở thành CEO nhất, trong khi những em sinh tháng Sáu và Bảy có tỷ lệ này thấp nhất.
Vậy tại sao chỉ một quãng thời gian trong khoảng 4 tháng có thể tạo ra khác biệt như vậy?
Nguyên nhân là do một yếu tố có tên Relative Age Effect - hiệu ứng độ tuổi tương đối.
Theo các nhà khoa học, hiệu ứng này khẳng định các em bé được sinh đầu năm học theo quy định có lợi thể phát triển tốt hơn về cả thể chất và tinh thần so với những em bé sinh cuối năm đó. 
Khi đi học, các em bé thường được nhóm vào lớp theo năm sinh. Trong cùng một năm, nếu đứa trẻ sinh vào khoảng tháng Sáu hay Bảy, em bé đó sẽ là một trong những học sinh “trẻ” nhất lớp, và ngược lại với những em sinh vào tháng Ba hay Bốn. 
“Những đứa trẻ ‘già’ hơn trong cùng độ tuổi thường thể hiện tốt hơn so với những em ‘trẻ’ hơn – những bé có trí tuệ phát triển kém hơn”, giáo sư Maurice tại trường đại học tài chính British Columbia nhận xét.
“Thường sự vượt trội sớm sẽ mang lại cho đứa trẻ đó vị trí lãnh đạo, mở ra nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, từ đó dẫn đến lợi thế trong tương lai, ảnh hưởng tới cả cuộc đời”, ông nói. 
Nhiều nghiên cứu khác cũng củng cố giả thuyết này. Trường đại học Duke đưa ra kết luận sau khi thu thập thông tin từ các em học sinh vùng Bắc Carolina, Mỹ: 
“Những em học sinh sinh sau ngày giới hạn (*) thường vượt trội hơn những em học sinh sinh trước ngày giới hạn trong môn đọc và làm toán ở cấp hai, và tỷ lệ phạm pháp tuổi vị thành niên cũng thấp hơn. 
Mặt khác, những em sinh sau ngày giới hạn có tỷ lệ bỏ học trước khi tốt nghiệp cao hơn, và tỷ lệ phạm tội trước tuổi 19 cũng cao hơn”. 
(* cutoff date - ngày giới hạn: Ngày được lấy làm mốc để tính độ tuổi đi học của trẻ em. Ví dụ, một số trường của Mỹ sẽ xếp những em lên năm tuổi vào ngày 31 tháng Bảy hoặc trước đó vào nhóm lớp 1. Các em sinh sau ngày đó sẽ đợi đến sang năm để đi học.)
Đồ thị rút ra từ kết quả khảo sát càng minh chứng cho kết luận trên của đại học Duke:

Đây là điểm đọc của hai nhóm học sinh sinh trước và sinh sau ngày giới hạn:

Còn đây là điểm làm toán: 

“Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh cho giả thiết khẳng định việc hệ thống giáo dục nhóm học sinh theo độ tuổi sẽ ảnh hưởng tới thành công trong cuộc đời các em”, giáo sư Maurice khẳng định. 
Không ít ông bố bà mẹ cảm thấy bất bình khi tương lai của con họ bị ảnh hưởng chỉ vì tháng sinh của bé. 
Nhiều người muốn đánh bại các số liệu khoa học bằng cách cho con họ đến trường dự bị một năm để các em làm quen sớm với môi trường giáo dục. 

Nhưng không may, đây cũng không phải là một ý kiến hay, vì các nghiên cứu sơ bộ cho thấy trẻ em đi học dự bị thường có chỉ số IQ và thu nhập trong đời sau này thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa.

vandoan

Cùng chuyên mục
XEM