Đây là cách làm du lịch của dân đảo Armantani – nơi không có điện, nước rất hiếm và lúa không sống nổi (P2)

04/02/2016 10:46 AM | Sống

Armantani là một hòn đảo trên hồ Titicaca. Nơi này không có điện, nước rất hiếm và lúa không sống nổi. Gạo, cà rốt, hành và các nhu yếu phẩm khác đều mua từ các thuyền buôn.

Với vốn tiếng Tây Ban Nha nhỏ bé của mình, tôi lân la nói chuyện với chủ nhà. Cô ấy mới 26 tuổi, trẻ hơn tôi rất nhiều. Biết tôi chỉ nói được tiếng Anh, cô cũng cố gắng nói một chút tiếng Anh. Thế là cuộc nói chuyện của chúng tôi, một người bản địa Inca và một người Việt, được pha trộn bởi tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và ngôn ngữ cơ thể.

Nanda mới xây ngôi nhà mà chúng tôi đang ở, khánh thành và đưa vào sử dụng được khoảng 3 tháng. Trên đảo có tới 800 hộ gia đình, chia thành 11 cộng đồng khác nhau. Mỗi cộng đồng này có một người president (người đứng đầu). Người này sẽ làm việc với trưởng đảo, qua trưởng đảo sẽ có các công ty du lịch tới làm việc theo lịch.

Mỗi một tàu khách thường khoảng 20-25 người, sẽ được chia về 6-8 gia đình khác nhau. Mỗi nhóm từ 2-4 người. Cứ thế lần lượt chia hết lượt thì lại đổi sang lượt mới.

Mỗi tháng gia đình Nanda đón khoảng 10-15 khách, công suất sử dụng phòng chưa cao, vì cô mới tham gia vào thị trường.

Ông Agardi, người đứng đầu cộng đồng nơi Nanda ở cho biết “Dân đảo vốn là anh em. Nhưng quản lý thế này, sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong việc giữ gìn truyền thống và tình cảm. Hơn nữa, chúng tôi có thể giữ gìn môi trường tự nhiên và các di tích mà cha ông để lại”.

Cô cho biết, đảo đã mở cửa đón khách du lịch được 14 năm, trước cô giúp một gia đình khác chăm sóc việc nhà cho homestay của họ. Sau này, tích lũy đủ vốn, cô mới xây được nhà riêng và chuẩn bị cho việc tham gia vào các hộ homestay ở đây. Armantani cách thị trấn Puno, trung tâm của tỉnh Puno tới 5-6 giờ đi tàu, nên một năm cô chỉ đi Puno khoảng 2 lần.

Tôi hỏi, vậy làm sao mà lại có dao nĩa của Đức ở đây vậy? Cô nói rằng, tất cả các thứ này đều được tàu Puno mang tới. Từ củ cà rốt, củ hành chúng tôi ăn, đều được chở bằng thuyền vào đảo.

Mỗi thứ ba hàng tuần, sẽ có thuyền buôn mang tất cả các nhu yếu phẩm vào đảo, người dân có thể mua để phục vụ khách. Bữa sáng của chúng tôi còn có bánh mỳ, caphe, bơ và mứt. Thậm chí, trên đảo cũng không trồng được lúa. Gạo cũng mua từ thuyền buôn.

Tuy ở rất cách xa thế giới văn minh, nhưng tất cả những gì du khác cần đều có ở đây. Môi trường trên đảo rất trong lành. Đường đi, vườn cây, lối xóm không hề nhìn thấy rác vương vãi.

Hướng dẫn viên cho chúng tôi biết, mười bốn năm trước, người dân ở đây còn khá “dị ứng” với khách du lịch, đặc biệt là người phương Tây. Những người đầu tiên tới đây, cao to hơn họ rất nhiều và “người đầy lông lá”.

Người bản địa rất e ngại những nhóm người lạ đó có thể mang lại điểm xấu cho đảo. Nhưng dần dần, sự quản lý trật tự và hài hòa đã giúp kinh tế của đảo khá hơn nhiều. Người dân tuy phải hi sinh sự riêng tư để đón khách vào nhà. Nhưng đó cũng là cơ hội để họ nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngày ngày, những người bản địa vẫn mặc đồ đẹp ra đón và tiễn khách. Họ mang theo những con xe để xe các cuộn chỉ màu. Họ vẫn sống hài hòa với thiên nhiên, dù không có điện. Nơi này là nơi đi rồi, bạn sẽ muốn quay lại, mặc dù biết rằng, trên trái đất này bạn còn quá nhiều thứ bạn muốn đến thăm, muốn xem và muốn biết.


Những phụ nữ bản địa đi đâu cũng cầm con xe để xe len.

Những phụ nữ bản địa đi đâu cũng cầm con xe để xe len.


Đá là vật liệu xây dựng chủ yếu ở nơi này.

Đá là vật liệu xây dựng chủ yếu ở nơi này.

Nhung Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM