[Café tuần mới] Suy ngẫm về sự trung thực
Doanh nhân Việt muốn vươn ra tầm Thế giới thì trước hết phải tuyệt đối trung thực, vì "một lần bất tín là vạn lần bất tin"...
8 giờ sáng chủ nhật, tại một quán cà phê nhỏ ven hồ Ngọc Khánh.
Chiếc xe Mercedes cáu cạnh từ từ dừng bánh, vị doanh nhân trẻ xuất hiện. Sải chân dài và nhanh nhẹn, phong cách rất giống người từng đi du học ở Châu Âu hoặc Nhật Bản. Chào "nhà báo trẻ" - Doanh nhân trẻ giơ tay chào.
"Chào anh, em rất muốn kết bạn và trò chuyện với những người thành đạt như anh, vì bản thân có thể học hỏi thêm rất nhiều kiến thức bổ ích", nhà báo trẻ nói.
Đúng như dự đoán, anh giới thiệu đã từng đi du học tại Hà Lan và có thời gian dài làm việc tại Nhật Bản. Hiện anh đang làm chủ một công ty sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ Nhật Bản, hàng hóa chuyên xuất khẩu sang Châu Âu.
Chủ đề buổi nói chuyện phần lớn xung quanh tác phong làm việc của người Nhật, nơi doanh nhân trẻ từng có thời gian dài làm việc. "Ở nước Nhật, lãnh đạo hay quản lý công ty cũng phải đứng tiếp thị ngoài đường, hàng tuần cũng phải dọn dẹp văn phòng theo lịch phân công, bắt buộc phải trang bị kiến thức về tất cả các sản phẩm y như một nhân viên bình thường...", doanh nhân trẻ chia sẻ.
Về sự trung thực, người Nhật được coi là số một Thế Giới. Người Việt hay cụ thể hơn là doanh nhân Việt muốn vươn ra tầm Thế giới thì trước hết phải tuyệt đối trung thực, vì "một lần bất tín là vạn lần bất tin"...
- "Đây là bài anh mới đăng lên Facebook, em xem đi", doanh nhân trẻ chỉ vào màn hình.
- "Vâng, để em đọc", nhà báo trẻ nhận lấy chiếc iPad.
Trong các quan hệ cá nhân thì người Nhật thành thực đến mức đến độ người khác phải ngạc nhiên. Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Hay ví dụ như, cạnh một ga nhỏ ở Osaka có cửa hàng bán rau không có người trông coi. Bên cạnh những túi đựng rau tươi là một mảnh gỗ nhỏ ghi giá 100 yên/bao. Không có ai trông coi do đó có trả tiền hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người mua. Hay ở Nhật nếu bạn có đánh rơi mất đồ thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi lẽ, tập quán của người Nhật là người nhặt được của rơi sẽ đem đến nộp cho đồn cảnh sát gần nhất.
Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
v.v...
- "Bài viết hay quá, em xin phép lấy mấy ý về để viết bài có được không ạ?", nhà báo trẻ bày tỏ.
- "Ừ, em cứ lấy gì thì lấy. Nhưng đừng đề tên anh dưới bài viết là được.", doanh nhân trẻ trả lời.
Chia tay doanh nhân, nhà báo trẻ học hỏi thêm được khá nhiều kiến thức, bổ sung thêm được một số tư liệu hữu ích cho những bài viết sắp tới.
Tuy nhiên, theo thói quen, nhà báo trẻ vẫn thường kiểm chứng thông tin trước khi sử dụng. Chỉ mất vài giây google và kết quả là, bài viết kia hoàn toàn không phải do vị doanh nhân kia viết, mà là đi lấy lại của một người khác. Bất ngờ và xen chút thất vọng!
Một người thuyết giảng về sự trung thực, trong khi chính người đó lại đang không trung thực? Bao nhiêu năm sinh sống tại Nhật Bản cũng không thay đổi được bản tính của một con người?
Cho đến giờ, nhà báo trẻ vẫn còn trăn trở với câu nói của vị doanh nhân: Người Việt hay cụ thể hơn là doanh nhân Việt muốn vươn ra tầm Thế giới thì trước hết phải tuyệt đối trung thực, vì "một lần bất tín là vạn lần bất tin"...
>> [Café tuần mới] Không cần trường đại học, bạn vẫn có thể thành công
Chiếc xe Mercedes cáu cạnh từ từ dừng bánh, vị doanh nhân trẻ xuất hiện. Sải chân dài và nhanh nhẹn, phong cách rất giống người từng đi du học ở Châu Âu hoặc Nhật Bản. Chào "nhà báo trẻ" - Doanh nhân trẻ giơ tay chào.
"Chào anh, em rất muốn kết bạn và trò chuyện với những người thành đạt như anh, vì bản thân có thể học hỏi thêm rất nhiều kiến thức bổ ích", nhà báo trẻ nói.
Đúng như dự đoán, anh giới thiệu đã từng đi du học tại Hà Lan và có thời gian dài làm việc tại Nhật Bản. Hiện anh đang làm chủ một công ty sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ Nhật Bản, hàng hóa chuyên xuất khẩu sang Châu Âu.
Chủ đề buổi nói chuyện phần lớn xung quanh tác phong làm việc của người Nhật, nơi doanh nhân trẻ từng có thời gian dài làm việc. "Ở nước Nhật, lãnh đạo hay quản lý công ty cũng phải đứng tiếp thị ngoài đường, hàng tuần cũng phải dọn dẹp văn phòng theo lịch phân công, bắt buộc phải trang bị kiến thức về tất cả các sản phẩm y như một nhân viên bình thường...", doanh nhân trẻ chia sẻ.
Về sự trung thực, người Nhật được coi là số một Thế Giới. Người Việt hay cụ thể hơn là doanh nhân Việt muốn vươn ra tầm Thế giới thì trước hết phải tuyệt đối trung thực, vì "một lần bất tín là vạn lần bất tin"...
- "Đây là bài anh mới đăng lên Facebook, em xem đi", doanh nhân trẻ chỉ vào màn hình.
- "Vâng, để em đọc", nhà báo trẻ nhận lấy chiếc iPad.
Trong các quan hệ cá nhân thì người Nhật thành thực đến mức đến độ người khác phải ngạc nhiên. Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Hay ví dụ như, cạnh một ga nhỏ ở Osaka có cửa hàng bán rau không có người trông coi. Bên cạnh những túi đựng rau tươi là một mảnh gỗ nhỏ ghi giá 100 yên/bao. Không có ai trông coi do đó có trả tiền hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người mua. Hay ở Nhật nếu bạn có đánh rơi mất đồ thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi lẽ, tập quán của người Nhật là người nhặt được của rơi sẽ đem đến nộp cho đồn cảnh sát gần nhất.
Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
v.v...
- "Bài viết hay quá, em xin phép lấy mấy ý về để viết bài có được không ạ?", nhà báo trẻ bày tỏ.
- "Ừ, em cứ lấy gì thì lấy. Nhưng đừng đề tên anh dưới bài viết là được.", doanh nhân trẻ trả lời.
Chia tay doanh nhân, nhà báo trẻ học hỏi thêm được khá nhiều kiến thức, bổ sung thêm được một số tư liệu hữu ích cho những bài viết sắp tới.
Tuy nhiên, theo thói quen, nhà báo trẻ vẫn thường kiểm chứng thông tin trước khi sử dụng. Chỉ mất vài giây google và kết quả là, bài viết kia hoàn toàn không phải do vị doanh nhân kia viết, mà là đi lấy lại của một người khác. Bất ngờ và xen chút thất vọng!
Một người thuyết giảng về sự trung thực, trong khi chính người đó lại đang không trung thực? Bao nhiêu năm sinh sống tại Nhật Bản cũng không thay đổi được bản tính của một con người?
Cho đến giờ, nhà báo trẻ vẫn còn trăn trở với câu nói của vị doanh nhân: Người Việt hay cụ thể hơn là doanh nhân Việt muốn vươn ra tầm Thế giới thì trước hết phải tuyệt đối trung thực, vì "một lần bất tín là vạn lần bất tin"...
>> [Café tuần mới] Không cần trường đại học, bạn vẫn có thể thành công
Vương Nguyên
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
http://ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=%5BCaf%C3%A9+tu%E1%BA%A7n+m%E1%BB%9Bi%5D+Suy+ng%E1%BA%ABm+v%E1%BB%81+s%E1%BB%B1+trung+th%E1%BB%B1c