Sếp giỏi sẽ biết dùng chiến lược chim gõ kiến để hiểu về nhân viên và dùng người hiệu quả
Những nhà lãnh đạo ngày xưa đã đúc kết một cách được gọi là phương pháp thăm dò tích cực của chim gõ kiến để hiểu về tính cách một người.
"Hiểu người mới dùng được người" từ lây đã là chân lý đối với những nhà lãnh đạo, bởi chỉ có như vậy mới có thể tránh được việc dùng người một cách mù quáng.
Nhưng như thế nào là "hiểu người"? Hiểu được một người vô cùng khó. Con người không thể dùng phương pháp khoa học để tiến hành xét nghiệm, phân tích được. Người ta vẫn nói "biết người, biết mặt nhưng không biết lòng".
Biểu hiện bên ngoài tuy giống, nhưng lòng dạ thì lại khác. Vẻ ngoài của con người chưa hẳn đã giống nhau, bởi tư tưởng và tình cảm của mỗi người giống như khuôn mặt của họ, không ai giống ai. Thế giới nội tâm của mỗi người khác nhau, cho nên không thể nhìn mặt và bắt hình dong, những biểu hiện bên ngoài chưa hẳn là bản chất bên trong.
Những nhà lãnh đạo ngày xưa đã đúc kết một cách được gọi là phương pháp thăm dò tích cực của chim gõ kiến để hiểu về tính cách một người.
Đối chiếu lời nói với hành động là cách nhìn người chính xác nhất. Tuy nhiên, nếu đối tượng được khảo sát không thể hiện bất kỳ hành động nào, lãnh đạo cũng không thể cứ tiếp tục chờ đợi, mà phải chọn thái độ chủ động tích cực, dẫn dụ đối tượng được khảo sát phải có hành động để có thể tiến hành quan sát và thăm dò.
Phương pháp tích cực này còn được gọi là chiến lược "chim gõ kiến". Chim gõ kiến khi kiếm ăn luôn dùng chiếc mỏ nhọn dài của mình dò tìm trên thân cây xem chỗ nào có sâu, sau đó mới mổ lấy thức ăn. Chiến lược thăm dò tích cực được nói tới đây cũng là phương án chủ động dụ đối phương hành động, sau đó tiến hành quan sát, đánh giá. Cách làm này hoàn toàn giống cách kiếm ăn của chim gõ kiến.
Một lần, Ngụy Võ Hầu tới thỉnh giáo nhà quân sự tài ba Ngô Khởi về vấn đề thăm dò tình hình quân địch, đã hỏi rằng: "Khi giao đấu với quan địch, nếu không nắm rõ tình hình quân địch, thì ta nên chọn sách lược nào?"
Ngô Khởi trả lời: "Nên dùng cách dụ địch. Khi quân hai bên giao đấu, chúng ta chỉ vờ ứng chiến rồi rút quân về, nhân cơ hội đó quan sát phản ứng của quan địch. Nếu quân địch vẫn chỉnh tề đội ngũ, không dễ dàng đuổi theo, cho thấy tướng quân của địch rất mưu trí; ngược lại, nếu họ chẳng có trật tự, kỷ luật gì mà tùy tiện đuổi theo, cho thấy tướng lĩnh là kẻ vô dụng, ngu dốt."
Đây là cách hiểu nội tình quân địch được ghi chép trong Binh pháp Tôn Tử, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với các nhà lãnh đạo đương đại.
Người lãnh đạo có thể dùng phương pháp này để xét đoán hành vi của người giả dối, đạo đức giả.
Nhìn vào biểu hiện bên ngoài của một người thì không thể rõ được tâm ý. Nếu muốn biết suy nghĩ của họ, có thể dùng phương pháp thăm dò, quan sát phản ứng của đối phương để nhìn ra bản chất. Phương pháp thăm dò này có tám cách như sau:
- Thẳng thắn đặt câu hỏi, đánh giá đối tượng dựa trên mức độ hiểu biết của anh ta đối với vấn đề.
- Truy hỏi đến cùng, chất vấn liên tiếp, xem phản ứng của đối tượng.
- Nhờ người khác tìm hiểu, thăm dò và quan sát phản ứng của đối tượng.
- Tiết lộ bí mật cho đối tượng, rồi xem phản ứng của đối tượng mà xét đoán tính cách.
- Giao trọng trách về kinh tế cho đối tượng, rồi đứng ngoài quan sát phẩm cách.
- Dùng mỹ nhân kế để thăm dò tính điềm tĩnh, cẩn trọng và khả năng kiềm chế cảm xúc.
- Giao công việc có độ khó cao để thăm dò dũng khí.
- Khuyến khích đối tượng uống rượu, lợi dung lúc say rượu để thăm dò suy nghĩ thật.
(Tham khảo: Tứ thư lãnh đạo- Hòa nhân)