Sếp được lòng nhân viên thường sử dụng 7 cách sau để thu phục nhân tâm

08/10/2020 07:30 AM | Kinh doanh

Là một người lãnh đạo, bất luận chức vụ lớn hay bé, nếu hòa hợp được với cấp dưới thì sẽ là điều tốt nhất. Nếu mối quan hệ này được hòa hợp sẽ cổ vũ cấp dưới làm việc tốt hơn.

Dưới đây là bảy phương pháp giúp bạn có thể giao tiếp được với cấp dưới:

Cư xử lịch sự, biểu dương đúng lúc

Lãnh đạo luôn cư xử với người ngoài một cách lịch sự, nhưng rất ít khi đối xử với cấp dưới như thế. Buổi sáng đi làm, nếu nhận được một lời hỏi thăm của lãnh đạo thì điều đó sẽ

là sự khởi đầu của một ngày làm việc hiệu quả. Lãnh đạo nhất định không nên bỏ qua điểm này. Cấp dưới nhận được sự tôn trọng thì mới toàn tâm toàn ý làm việc, mới bảo đảm được một ngày làm việc hiệu quả.

Người lãnh đạo nhất định phải thấy được sở trường của cấp dưới, hãy luôn nghĩ tới những ưu điểm của họ. Nếu cấp dưới hoàn thành công việc một cách xuất sắc, thì hãy nhắc lại thật nhiều lần điều đó trước mặt những người khác, và hãy nhớ điều đó thật kĩ, vì chúng ta ai cũng mong muốn nhận được sự tán dương của người khác. Con người không ngừng nhận được sự cổ vũ mới có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Đối xử công bằng, có sai phải sửa

Người lãnh đạo cần đối xử công bằng với cấp dưới. Ví dụ, nếu bạn quá coi trọng thân tín của mình, người khác sẽ cho rằng bạn là người không công tâm, họ sẽ cảm thấy mất niềm tin vào bạn. Là một người lãnh đạo, nhất thiết không được vì những chuyện nhỏ nhặt mà làm ảnh hưởng đến tinh thần của mọi người, gây trở ngại cho công việc của bản thân.

Trong quá trình làm việc, cấp dưới chắc chắn sẽ xảy ra sai sót. Khi gặp phải tình huống như vậy, lãnh đạo nên lập tức nhắc nhở, không nên đợi cho đến khi những sai sót của cấp dưới quá nhiều mới phê bình. Vì làm như vậy có thể khiến cấp dưới nghĩ rằng bạn không tin tưởng họ, lúc đó họ khó có thể làm việc nỗ lực. Người lãnh đạo nên hạn chế công khai hình phạt mà chỉ nên phê bình chung tất cả.

Nên giữ lời hứa, không nên yêu cầu quá hoàn mĩ

Nếu muốn giữ được sự tôn nghiêm khi đứng trước cấp dưới, thì trước tiên lãnh đạo phải là người giữ chữ tín. Lãnh đạo nên suy nghĩ cặn kẽ về tình hình thực tế, một khi đã đưa ra lời hứa thì phải nỗ lực thực hiện bằng được. Dù là vì những lý do khách quan không thực hiện được cũng nên kịp thời giải thích, nếu không cấp dưới sẽ không ủng hộ bạn dài lâu.

Trong cuộc sống, không có ai là hoàn hảo, ai cũng sẽ có lúc mắc phải sai lầm. Vì vậy, không nên lúc nào cũng thể hiện thái độ "trước sau như một, không chịu nhận sai", như thế chỉ làm cho người khác không tâm phục khẩu phục mà thôi.

Sếp được lòng nhân viên thường sử dụng 7 cách sau để thu phục nhân tâm - Ảnh 1.

Tham khảo ý kiến của cấp dưới, lấy mình làm gương

Thường xuyên tham khảo ý kiến của cấp dưới, để họ có cơ hội nói lên ý kiến của mình.

Đặc biệt, khi đề cập đến những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cấp dưới thì càng cần phải lắng nghe đề nghị của họ. Nếu đề nghị của họ được đưa ra thảo luận hoặc tiếp thu, họ sẽ chấp nhận quyết định của bạn một cách vui vẻ. Là một nhà lãnh đạo, nhất định phải làm việc chăm chỉ, đồng thời phải gương mẫu chấp hành mọi quy định của công ty. Chỉ có như vậy mới nhận được sự kính trọng của cấp dưới, được họ xem như người nhà.

Quan tâm đến cấp dưới, tránh gây ra cãi cọ

Lãnh đạo cần quan tâm đến cấp dưới, chú ý quản lý, bồi dưỡng họ, khuyến khích để họ làm nhiều việc hơn. Khi công việc thuận lợi, cũng cần đưa ra những yêu cầu cao hơn; khi công việc không thuận lợi, đừng chỉ trích quá đáng. Bên cạnh đó cũng cần giúp họ giải quyết những khó khăn trong đời sống hàng ngày.

Khi tranh luận với cấp dưới, phải làm cho họ tâm phục khẩu phục. Lãnh đạo không được tùy ý đánh giá người khác với tư cách cá nhân, càng không được tỏ ra bản thân cao hơn người khác mà, tùy tiện quở trách. Như vậy sẽ gây ra mâu thuẫn, làm hạ uy tín của bản thân.

Xử lý công việc một cách chính xác, công tư phân minh

Nếu trong công việc phát sinh vấn đề, cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, rồi từ đó tìm ra cách giải quyết. Khi sự việc chưa được điều tra rõ ràng, thì không được lan truyền khắp nơi, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh thần cũng như tiền đồ của người có liên quan. Oán trách có thể là một loại bản năng của con người, với tư cách một người lãnh đạo, bạn không nên nhớ trong đầu, mà nên thông qua những "oán trách" đó để tìm hiểu về khó khăn của cấp dưới.

Phân bổ kinh tế, tinh thần cho cả tập thể

Kinh tế là một vấn đề rất nhạy cảm. Với vai trò một người lãnh đạo, trong khi nghĩ đến quyền lợi của mình bạn cũng cần suy nghĩ đến cấp dưới. Không nên chỉ biết đến bản thân mình, càng không nên tùy tiện phân bổ theo kiểu "cơm tập thể".

Nên thường xuyên tổ chức những buổi liên hoan, gặp mặt, công khai chia sẻ những khó khăn trong công việc, để cấp dưới tin tưởng và yêu quý mình.

TN

Cùng chuyên mục
XEM