Sắp bãi bỏ 11 nghị định về lao động, tiền lương

02/04/2025 19:10 PM | Trong nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP nhằm quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/4/2025 sẽ thay thế và bãi bỏ 11 nghị định liên quan trước đó.

Bãi bỏ 11 nghị định nào?

Theo Nghị định 44/2025/NĐ-CP, 11 nghị định liên quan về lao động, tiền lương sẽ được bãi bỏ, bao gồm:

Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 về lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.

Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về lao động, tiền lương- Ảnh 1.

Bãi bỏ 11 quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/4.

Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Nghị định số 87/2021/NĐ-CP ngày 29/9/2021 về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP.

Nghị định số 64/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 bổ sung Nghị định số 87/2021/NĐ-CP về việc tiếp tục thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương tại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24/8/2016 về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020.

Nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP.

Nghị định số 82/2021/NĐ-CP ngày 06/9/2021 về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP.

Nghị định số 79/2024/NĐ-CP ngày 02/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP và Nghị định số 82/2021/NĐ-CP.

Nghị định số 21/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP.

Việc ban hành Nghị định 44 giúp tinh gọn hệ thống văn bản pháp lý, loại bỏ các quy định chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhà nước trong quản lý lao động và chính sách tiền lương.

Chủ tịch lương cao nhất 80 triệu đồng/tháng

Về việc phân phối tiền lương, Điều 19 Nghị định 44 của Chính phủ quy định người lao động và Ban điều hành được trả lương theo quy chế trả lương do doanh nghiệp ban hành.

Theo đó, tiền lương của người lao động được trả theo vị trí chức danh hoặc công việc, gắn với năng suất lao động và mức đóng góp của từng người vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiền lương của ban điều hành được trả theo chức danh, chức vụ và kết quả sản xuất, kinh doanh, trong đó mức tiền lương của tổng giám đốc, giám đốc (trừ trường hợp tổng giám đốc, giám đốc được thuê làm việc theo hợp đồng lao động) tối đa không vượt quá 10 lần so với mức tiền lương bình quân của người lao động.

Khi xây dựng quy chế trả lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật lao động, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để kiểm tra, giám sát và công khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện.

Nghị định cũng quy định chi tiết mức lương cơ bản của thành viên hội đồng, kiểm soát viên làm việc chuyên trách, trong đó mức lương của chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị có thể lên đến 80 triệu đồng/tháng.

Theo Phan Thiên

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.