Sáng sớm đi bộ 3km lúc bụng đói, cơ thể xuất hiện ngay 4 thay đổi chóng mặt: Da dẻ hồng hào, trao đổi chất tốt hơn gấp đôi

22/11/2021 08:40 AM | Sống

Một thói quen mà rất nhiều người thực hiện mỗi ngày hóa ra có thể đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Đặc biệt, có 4 thay đổi rõ rệt mà mọi người nhận được ngay khi đi bộ sáng sớm.

Đi bộ là một trong những môn thể thao thường thấy nhất, thích hợp với hầu hết các nhóm người. Ngay từ khi còn là trẻ nhỏ, việc đi bộ đã trở thành một cách vận động phổ biến nhất, đồng thời cũng dễ dàng và hiệu quả nhất của mỗi người để nâng cao sức khỏe.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, giao thông ngày càng trở nên thuận tiện. Thời gian và tần suất đi bộ của con người cũng giảm đi rất nhiều.

Ngày càng nhiều người có thói quen ngồi lâu một chỗ, lười đi lại, khiến hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch suy giảm, nguy cơ béo phì tăng theo. Những hệ lụy này có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng và chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mỗi người nên đi bộ từ 6000 - 7000 bước mỗi ngày để duy trì hiệu quả trao đổi chất bình thường của cơ thể. Đặc biệt, thói quen đi bộ vào sáng sớm, trong lúc bụng đói cũng đem tới một số hiệu quả đặc biệt.

4 thay đổi của cơ thể đạt được khi sáng sớm đi bộ

1. Tăng thân nhiệt

Sau một đêm ngủ sâu, quá trình trao đổi chất trong cơ thể vào buổi sáng diễn ra rất chậm và kém hiệu quả. Thân nhiệt cũng giảm xuống ở mức thấp.

Đi bộ có thể xua cái lạnh ra khỏi cơ thể, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu của chi dưới. Do đó, nhiệt độ cơ thể sẽ từ từ tăng lên, có thể tránh được tình trạng chân tay lạnh vào mùa đông rất hiệu quả. Đi bộ cũng là một trong những cách tốt nhất giúp điều chỉnh thân nhiệt ổn định ở mức cho phép, rất có lợi cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

 Sáng sớm đi bộ 3km lúc bụng đói, cơ thể xuất hiện ngay 4 thay đổi chóng mặt: Da dẻ hồng hào, trao đổi chất tốt hơn gấp đôi  - Ảnh 1.

2. Cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, tăng hiệu quả trao đổi chất

Khi đi bộ, chúng ta không chỉ hoạt động cơ mông mà còn kích thích tuần hoàn máu toàn thân, cải thiện sức bền và các chỉ số của cơ thể một cách có lợi.

Đối với người trung niên và người cao tuổi, khi thời tiết chuyển lạnh, tốc độ lưu thông máu tương đối chậm, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa sẽ khiến tính đàn hồi của mạch máu kém đi. Khi sáng sớm đi bộ khoảng 3km, có thể giảm nồng độ chất béo trung tính và cholesterol trong cơ thể. Qua đó, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, cải thiện các triệu chứng của các bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch…

Quá trình vận động cần tiêu hao rất nhiều năng lượng, điều đó có nghĩa là chúng tiêu thụ một lượng calo rất lớn. Sau khi tập luyện, quá trình này vẫn tiếp tục diễn ra thêm một thời gian nữa, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Đồng thời, thường xuyên đi bộ cũng là bài tập vận động có cường độ vừa phải, thích hợp với người lớn tuổi. Thói quen này có thể làm chậm lại quá trình già hóa của các cơ.

 Sáng sớm đi bộ 3km lúc bụng đói, cơ thể xuất hiện ngay 4 thay đổi chóng mặt: Da dẻ hồng hào, trao đổi chất tốt hơn gấp đôi  - Ảnh 2.

Đi bộ là cách tập thể dục cường độ thấp, lành mạnh và thân thiện với môi trường. Ảnh: thestar


3. Giảm chất béo, đạt hiệu quả giảm cân

Đi bộ vốn là bài tập có cường độ thấp, thường không được những người muốn giảm cân lựa chọn. Tuy nhiên, khi kết hợp với việc đi bộ lúc bụng đói, cơ thể sẽ tiêu hao lượng calo dư thừa nhiều hơn. Qua đó, quá trình đốt cháy chất béo được thúc đẩy.

Sau một đêm nghỉ ngơi, glycogen trong cơ thể đang ở mức khá thấp nên thói quen sáng sớm đi bộ 3km khi bụng đói có thể tiêu hao mỡ để cung cấp năng lượng. Qua đó, cơ thể đẩy nhanh quá trình phân giải lipid và đạt được hiệu quả giảm cân.

4. Ngăn ngừa loãng xương

Theo Giáo sư Pam Hinton, thuộc Khoa Dinh dưỡng và Vận động Sinh lý học, trường Đại học Missouri, ông cho rằng: “ Tập thể dục sẽ đem lại tác dụng củng cố xương, ngăn ngừa và làm chậm tình trạng loãng xương ở mọi lứa tuổi. Ngay cả khi già đi thì các bài tập đối kháng hay đi bộ cũng có hiệu quả nhất định.”

Đi bộ mỗi sáng có thể cải thiện sự linh hoạt của cơ và khớp, đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi của xương trong cơ thể. Qua đó, thói quen này cũng giúp chúng ta dần cải thiện mật độ xương, giảm tỷ lệ gãy xương và loãng xương một cách hiệu quả.

 Sáng sớm đi bộ 3km lúc bụng đói, cơ thể xuất hiện ngay 4 thay đổi chóng mặt: Da dẻ hồng hào, trao đổi chất tốt hơn gấp đôi  - Ảnh 3.

Đối với người trung niên và cao tuổi, lượng canxi trong cơ thể giảm sút dễ dẫn đến loãng xương. Ảnh: capitalortho


Sáng sớm đi bộ cần lưu ý điều gì?

Dậy sớm và tập thể dục là một thói quen hữu ích dành cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lựa chọn môi trường tập luyện phù hợp với mỗi người để không đem tới tác dụng ngược.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, trong thời tiết giá lạnh, những người lớn tuổi, có bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu... nên lưu ý nguy cơ đột quỵ khi tập thể dục.

Khi cơ thể đang quen với nhiệt độ ấm áp trong nhà, việc ra ngoài trời và cảm nhận thời tiết quá lạnh một cách đột ngột cho thể gia tăng các yếu tố bất ổn. Nhiệt độ thấp cũng gây ra hiện tượng co mạch, từ đó có thể làm trở nặng những bệnh lý mạch vành. Nguy cơ tăng huyết áp, tăng đường huyết , đột quỵ não là có thể xảy ra.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, trong những ngày giá rét này, người dân không nên dậy quá sớm và ra ngoài đi bộ từ 4 - 5 giờ sáng. Thay vào đó, hãy tập muộn hơn, khoảng từ 7 - 8 giờ sáng.

Đặc biệt, khi tập thể dục buổi sáng cần chú ý giữ ấm cơ thể. Do lúc này, nhiệt độ thấp khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và gây bệnh. Hãy mặc nhiều lớp quần áo, sau khi tập, khi cơ thể nóng dần lên thì cởi bỏ dần.

Để tránh tình trạng chuột rút do các khớp dễ bị cứng trong thời tiết lạnh, nên chú ý khởi động bằng các động tác đơn giản khoảng 5 – 10 phút trước khi ra khỏi nhà.

Vào những ngày thời tiết quá lạnh, thay vì tập ở ngoài trời thì người cao tuổi nên vận động nhẹ nhàng trong nhà kín gió.

*Theo Sohu

Phương Thuý

Cùng chuyên mục
XEM