Rủi ro lớn nhất với Trung Quốc có lẽ không phải là cuộc chiến thương mại với Mỹ
Thị trường bất động sản vốn đã rất nóng của Trung Quốc vẫn là một thách thức với giới chức nước này. Họ đang cố gắng duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế, cùng lúc đối mặt với những căng thẳng thương mại với Mỹ.
Thực tế là, bất động sản là yếu tố mang đến nhiều rủi ro nhất cho Trung Quốc trong 12 tháng tới, thậm chí còn hơn cả cuộc chiến thương mại với Mỹ, theo ông Larry Hu, chuyên gia kinh tế tại Công ty chứng khoán Macquaire. Ông nói rằng, ông đang theo dõi thị trường bất động sản một cách sát sao tại những thành phố hạng thấp hơn hoặc nhỏ hơn. Các thành phố sẽ trải qua giai đoạn mà các loại giá cả sẽ sụt giảm hoặc giá nhà tiếp tục tăng sau đợt tăng mạnh gần đây.
Đầu tư bất động sản chiếm khoảng 2/3 tài sản của các gia đình tại Trung Quốc, theo nhà quản lý tài sải Noah Holdings. Thị trường bất động sản cũng đóng vai trò quan trọng đối với doanh thu của chính quyền địa phương, các khoản vay ngân hàng và công ty đầu tư. Kết quả là, thị trường bất động sản đi xuống và giá cả sụt giảm sẽ tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế một cách tổng thể.
Cho đến nay, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục nóng rực. Giá bán trung bình của khu vực nhà ở phi chính phủ mới xây dựng tại 60 thành phố hạng ba và hạng bốn đã tăng 28,1% tính từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 5 năm 2018, được theo dõi bỏi Tospur Real Estate Consulting.
Theo báo cáo trên, giá bất động sản trong nước nhìn chung cũng tăng trong vòng 3 năm qua, đây là đà tăng kéo dài lâu nhất kể từ năm 2008, trích dẫn dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia.
Vào tuần trước, Nam Kinh, một thành phố hạng hai, đã ban hành lệnh cấm các công ty mua các khu vực bất động sản nhà ở, tương tự như Thượng Hải và một số thành phố khác.
Thực ra, đây là một động thái rất hiệu quả để kiểm soát rủi ro, Joe Zhou, Giám đốc Nghiên cứu thị trường tại Trung Quốc của JLL cho biết. Ông nói thêm rằng chính phủ sẽ không nới lỏng chính sách và giá bất động sản có thể giảm theo mức trung bình.
Tuy nhiên, không rõ liệu sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc có ảnh hưởng đến tăng trưởng tổng thể trên cùng quy mô hay không. Phần lớn vẫn dự đoán rằng giá bất động sản sẽ tăng bởi chính phủ đã liên tục chuyển đổi giữa các chính sách thắt chặt và nới lỏng để ngăn chặn tình trạng tốc độ tăng trưởng sẽ sụt giảm.
Các nhà phân tích cũng dự đoán giới chức nước này sẽ không thực hiện các biện pháp thắt chặt với những lĩnh vực khác của nền kinh tế, ví dự như cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, nền kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc cũng phải đối mặt với áp lực từ thuế quan của chính phủ Mỹ và căng thẳng thương mại đang leo thang.
Hiện tại, triển vọng kinh tế có thể ổn định, Nhưng nếu những động thái kiểm soát thị trường bất động sản không được đẩy mạnh thì dòng tiền được rót vào bất động sản vẫn nhiều hơi so với những lĩnh vực thiết yếu khác, như sản xuất, đổi mới công nghệ và du lịch, theo Thales Qin, người đứng đầu Viện Toàn cầu hoá Trung Quốc của các thành phố, một think tank của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hoá.