Unilever: Công nghệ cao, dữ liệu khách hàng đầy ắp, nhưng đừng chỉ dùng vì ... thấy hay

09/12/2015 15:39 PM | Marketing

Unilever là cái tên nhiệt tình nhất với các công ty công nghệ mới và các agency để thu hẹp khoảng cách giữa thế giới kỹ thuật số và thực tại. Tuy nhiên, chính Unilever lại cho rằng các thương hiệu cần phải cẩn trọng và không nên cố đạt được mục đích khi áp dụng công nghệ để “kích thích người tiêu dùng”.

Phát biểu tại sự kiện xây dựng chiến lược sáng tạo định hướng cho việc phát triển dự án BITE tại London tuần này (ngày 2 tháng 12), giám đốc truyền thông toàn cầu của Unilever – Ben Johnson cho biết các thương hiệu FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) cần tìm cách gia tăng trải nghiệm khách hàng và không cố gắng "đóng gói" sản phẩm của mình.

Ông đã dùng ví dụ về nút ‘Tide’ ở trên chiếc máy giặt. Với nút này người dùng có thể nhấn vào đó để mua bột giặt nhiều hơn. Ở trong chiến dịch của Hellman, họ đã sử dụng công nghệ ibeacons – một hệ thống định vị trong nhà của Apple để gửi tới điện thoại của các nhân viên đi khảo giá ở Brazil các đề xuất về cách làm việc, khi họ đi xem xét ở trong cửa hàng.

Ông đã nói rằng: “Có phải chiếc nút này (chiếc nút dùng cho việc khi khách hàng hết sản phẩm) là tất cả những gì bạn cần phải nói với khách hàng về thương hiệu của mình? Có phải bạn mong muốn bán hàng đến mức khiến khách hàng chỉ quan tâm tới nó khi họ đã hết bột giặt?

“Hellman gia tăng được thêm giá trị của mình bởi vì họ đã hiểu được người tiêu dùng và nhu cầu của người tiêu dùng, không chỉ là việc khách hàng sẽ bị hết chất tẩy rửa. Nếu như bạn không có được điểm khác biệt sau cùng, thì công nghệ chỉ mới giúp bạn tạo ra sự thông dụng cho chính bản thân mình và những người khác, giống như Amazon, sẽ làm điều đó tốt hơn bạn rất nhiều.”

‘Đừng sử dụng công nghệ vì ... thấy hay’

Với rất nhiều công nghệ mới hấp dẫn, các nhà tiếp thị sẽ dễ dàng bị cám dỗ, lao vào những cải tiến mới nhất mà không cần suy nghĩ về việc liệu nó có thực sự phù hợp với một thương hiệu và nền tảng khách hàng của thương hiệu đó.

Phát biểu với Marketing Week, Johnson cho biết: các thương hiệu phải đảm bảo rằng họ “không sử dụng công nghệ vì cảm thấy hay”. Thay vào đó, họ phải có hiểu biết rõ ràng về vấn đề mà họ đang giải quyết, lý do tại sao công nghệ trở thành hữu ích và làm thế nào để đo lường sự thành công.

“Làm thế nào để tạo ra được điểm khác biệt cho việc trải nghiệm người tiêu dùng với sản phẩm của bạn, làm thế nào để đạt được sự thấu hiểu người tiêu dùng nhờ mối liên hệ lâu dài thông qua công nghệ. Đó chính là mục tiêu cuối cùng.”

“Chúng tôi mạo hiểm ứng dụng công nghệ hoặc dữ liệu để kích thích người tiêu dùng nhiều hơn bởi vì chúng tôi nghĩ rằng làm vậy chúng tôi sẽ hiểu họ hơn", Ben Johnson, giám đốc truyền thông toàn cầu của Unilever chia sẻ.

Chúng ta không nên quá ngây thơ hoặc kiêu ngạo khi nghĩ rằng mình đã hiểu hết một ai đó chỉ thông qua 1 tập dữ liệu được phát.

Thu Hương

Cùng chuyên mục
XEM