Truyền thông thế giới đồng cảm với nỗi đau Paris
Từ những công ty quảng cáo, các đài truyền hình, tạp chí, người dân hay các sự kiện trên toàn thế giới, tất cả đều đang hướng về thủ đô một thời hoa lệ và yên bình của nước Pháp - Paris.
Ngành công nghiệp quảng cáo tiếp thị trên toàn thế giới đã đồng loạt bày tỏ nỗi buồn, lòng thương cảm và các dịch vụ nhằm hỗ trợ thảm kịch tại Paris vào thứ sáu trên gần như tất cả các phương tiện truyền thông.
Mở đầu là hình ảnh tháp Eiffel – biểu tượng lâu đời của một nước Pháp hòa bình và mộng mơ được sáng tạo bởi họa sĩ người Pháp Jean Jillien đã nhanh chóng được lan truyền.
Havas - một tập đoàn truyền thông của Anh đã biến chữ “H” trong logo của mình bằng một lá cờ Pháp và gửi lên một dòng hashtag mang tên #havastogether. Công ty này cũng tuyên bố sẽ dành một khoảnh khắc im lặng vào buổi trưa ngày thứ hai để tưởng nhớ của các nạn nhân trong vụ khủng bố tại thủ đô nước Pháp.
Hình ảnh cách điệu của tháp Eiffel với dòng chia sẻ "Peace for Paris"
Các nhà lãnh đạo của các công ty truyền thông trên thế giới lần lượt đăng tải những dòng chia sẻ của mình tới niềm đau thương mà người dân Paris đang phải gánh chịu, mở đầu là ông Paul Frampton, Giám đốc điều hành tập đoàn truyền thông Havas tại Anh. Một số nhà quản lý các công ty quảng cáo trên thế giới cũng đã thiệt mạng tại vụ tấn công này, điển hình là giám đốc của hãng thu âm Universal Music.
Lá cờ Pháp với ba màu đỏ, trắng và xanh lam không chỉ được chia sẻ trên Facebook mà còn rất nhiều những phương tiện truyền thông xã hội khác như Twitter hay Instagram với dòng hashtag phổ biến nhất hiện nay là #prayforparis hay #priepourparis (cầu nguyện cho Paris).
Chức năng “Safety check” của Facebook cũng đã được mở rộng ra và dành cho những thảm họa con người, thay vì chỉ được sử dụng cho những thảm họa thiên nhiên trước đây. Tính năng này cho phép những người sử dụng có thể thông báo cho bạn bè và người thân của mình rằng bản thân đã an toàn.
Không chỉ tại châu Âu, các bộ phận truyền thông của Amazon và Starbucks đều tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ thảm kịch nếu như họ có khả năng. Trang chủ của cả hai công ty đăng tải hình ảnh lá cờ Pháp với một từ duy nhất: “Solidarite.”
Các tạp chí thời trang nổi tiếng thế giới như Vogue hay WWD đều chuyển qua hình nền giao diện cờ Pháp với những dòng thương cảm trên trang chủ của mình.
Trang chủ của Vogue
và Amazon
Vào tối thứ bảy, đài CBS trích dẫn bài thuyết trình trong khuôn khổ màn tranh luận tổng thống của đảng Dân chủ, cập nhật hàng giờ với chương trình mang tên"48 Hours: Paris Under Attack," trọng tâm bàn luận về các vấn đề đối phó với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại.
Bên cạnh đó, NBC lại thể hiện sự ủng hộ của mình với những người dân tại Pháp bằng cách đẩy giờ chiếu các bộ phim theo lịch lên, đồng thời rút ngắn các quảng cáo để dành thời gian trình chiếu những video phóng sự về Paris, đồng thời lên án mạnh mẽ hành động man rợ của những kẻ khủng bố.
Đài ABC thậm chí còn hoãn phát sóng các chương trình đã được lên lịch của hãng để tập trung mang đến cho khán giả những cái nhìn đa chiều và đầy đủ nhất về thảm kịch tại Paris, bất chấp ảnh hưởng đến những hợp đồng quảng cáo của đài truyền hình này bị phá vỡ.
Các nhà đài của Mỹ quyết tâm bỏ qua những vấn đề vốn rất quan trọng như rating hay các chiến lược kinh doanh để có thể chia sẻ một cách toàn vẹn nhất với những người dân Paris. Cụ thể, ABC và NBC đã chịu những thiệt hại nặng nề khi chỉ số rating giảm sút, hay CBS và Fox rối tung lên bởi những chương trình phát sinh.
CNN có lẽ là cơ quan truyền thông nhiệt tình nhất khi cắt cử rất nhiều phóng viên đến các khu vực trải dài từ Paris cho tới London, đồng thời sẵn sàng làm gián đoạn của chương trình đang chiếu theo lịch trình để phát sóng những báo cáo trực tiếp mới nhất được gửi về từ thực địa.
Các mạng truyền hình cáp vẫn đặt kiên trì cố thủ tại Paris trong suốt cuối tuần qua, nhằm thu thập thông tin để sở hữu những báo cáo đặc biệt, đồng thời cũng từ bỏ những quy tắc đưa tin của mình nếu như không phù hợp với sự kiện này.
Giải đấu National Football League vào chiều chủ nhật vừa rồi đã dành một khoảng lặng để mặc niệm những nạn nhân của Paris trước khi hát quốc ca. Đây là một hành động tự giác của các cầu thủ, ban tổ chức cũng như người xem tại sân vận động mà không hề được lên kế hoạch từ trước. Người hâm mộ từ Washington đã tới St. Louis và vẫy cờ Pháp trên khán đài.
Trên "Saturday Night Live" vào buổi tối sau cuộc tấn công, một thông điệp được truyền tải bằng tiếng Anh và sau đó bằng tiếng Pháp: “Paris là thành phố của ánh sáng. Tại đây, thành phố New York, chúng ta biết rằng nguồn ánh sáng đó sẽ không bao giờ tàn lụi. Tình yêu và sự ủng hộ của chúng tôi luôn ở bên các bạn. We stand with you, Paris."
Thông điệp mạnh mẽ được gửi đi từ New York