Những Startup Weekend làm nên hiện tượng mới của thế giới

24/11/2011 18:59 PM |

Startup Weekend đã trở thành một hiện tượng lan rộng khắp thế giới. Thậm chí các tổ chức này thu hút được nhiều doanh nhân và nhà tài trợ nổi tiếng như Microsoft, Amazon AWS, Twilio và oDesk.


Startup Weekend là nơi mà một người chỉ có mối quan hệ hạn chế có thể thiết lập các mối quan hệ cần thiết để giúp cho ý tưởng khởi nghiệp trở thành hiện thực.

Vào tối chủ nhật, đại diện của 9 nhóm thuộc đủ các thành phần sẽ tụ họp ở một gác xép lớn trong khu phố Tàu của thành phố New York-nơi gặp gỡ của các thành viên của tổ chức Startup Weekend- để trình bày các ý tưởng khởi nghiệp của họ với các nhà đầu tư, các cố vấn và những người muốn trở thành Mark Zuckerbergs khác. 

Những người muốn trở thành doanh nhân này có 54h để trình bày, mài giũa các ý tưởng và nếu may mắn, họ sẽ bán được những ý tưởng kinh doanh thiên tài đó. Đó có thể là một người phụ nữ trẻ nhỏ bé nhưng đầy tự tin đã hăng hái thiết kế một chương trình ứng dụng cung cấp cho những người khách du lịch bị lạc ở sân bay các cách lấp đầy thời gian trống, hoặc là một người trung niên sống ở ngoại ô với chương trình ứng dụng “should–you–go?” được thiết kế để xác định xem một quán rượu hay buổi hòa nhạc đông đúc như thế nào, hay một người mê nhạc ja (hipster) với một cái đầu cạo trọc chào hàng một chương trình giới thiệu những nghệ sĩ mới nổi. Những ý tưởng kiểu như vậy vẫn không ngừng được hình thành.

Mỗi diễn giả có năm phút để thuyết trình việc kinh doanh, sau đó khán giả có năm phút để đặt câu hỏi: Đối tượng khách hàng là gì? Đối thủ cạnh tranh là ai? Các yếu tố xã hội là gì? Cái gì tạo ra doanh thu?

Còn một tổ chức Startup Weekend nữa cũng đã trở thành  một hiện tượng lan rộng khắp thế giới. Tổ chức này ra đời năm 2007, từ một ý tưởng của một doanh nhân ở Boulder, Colorado, mong muốn tập hợp và thúc đẩy những người có ý tưởng kinh doanh nhưng chưa có ý tưởng triển khai rõ ràng.

Những người tham gia họp mặt vào tối thứ Sáu và có 60 giây để diễn đạt những quan điểm xuất chúng của mình, họ bỏ phiếu cho ý tưởng triển vọng nhất, sau đó chia thành các nhóm phù hợp với tài năng của họ để lên kế hoạch dự án và dành ngày thứ Bảy và Chủ Nhật để mài giũa các ý tưởng đề xuất của họ. Trong 54 giờ, một doanh nghiệp có thể được thành lập. Để tham gia, tất cả những gì họ cần là từ 50  đến  99 đô-la (mức phí có thể dao động tùy theo thành phố) và một giấc mơ. 

Những người tham dự lắng nghe các doanh nhân và nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, gặp gỡ, tham khảo ý kiến các chuyên gia và thậm chí một số trường hợp còn tìm kiếm được cả các nhà đầu tư. Có 2 -3 diễn giả và 4-6 người cố vấn, là các nhà lãnh đạo cộng đồng hoặc những người nổi tiếng sẽ tình nguyện đánh giá các ý tưởng khởi nghiệp.

Clint Nelsen, Marc Nager và Frank Nouyrigat (trên màn hình)

Marc Nager, CEO của Startup Weekend, cho biết: "Chúng tôi thúc đẩy họ  phát triển các ý tưởng của mình và giúp họ thực hiện các bước tiếp theo, điều đó có nghĩa là họ không phải trả cho các luật sư hàng ngàn đô la. Chúng tôi còn dạy họ cách bắt tay vào cuộc nếu họ có một ý tưởng hay. Sau 3 ngày, không phải tất cả các đội đều sẽ gắn kết với nhau, nhưng những điều đã trải nghiệm sẽ dạy họ về giá trị của hành động làm việc cùng nhau, và đó là điều có giá trị lâu bền hơn cả".

Kể từ khi ông và Clint Nelsen tiếp quản Startup Weekend  từ người sáng lập Andrew Hyde  vào tháng 5/2009 và chuyển đổi nó thành  tổ chức phi lợi nhuận 501 (C) 3, họ đã tổ chức 210 sự kiện ở 35 quốc gia. 25000 doanh nhân đầy tham vọng đã tham gia. Năm nay, 130 sự kiện được lên kế hoạch ở Mỹ và ở các thành phố khác nhau như Nice ở Pháp, Oslo ở Na Uy và New Delhi. Tổ chức này bao gồm 800 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, trong đó có 30% vẫn trụ vững sau 3 tháng và 10% đã bước vào giai đoạn khởi động hoặc trở thành cố vấn.

Nager cho biết: “Sứ mệnh của chúng tôi là giáo dục, truyền cảm hứng và trao quyền. Thật tuyệt vời khi ở một vị thế có thể thực sự thay đổi cuộc sống của mọi người. Những người này có ý tưởng nhưng thiếu các kỹ năng và khả năng gặp gỡ những người có thể thực hiện, hoặc gắn kết và có hứng thú với các ý tưởng đó”.

"Chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi là nếu người khác ăn cắp ý tưởng của tôi thì sao? Tuy nhiên, một ý tưởng hàng triệu đô la sẽ chẳng có giá trị gì nếu bạn làm việc đó một mình. Vấn đề ở đây là làm việc theo nhóm và làm việc với mọi người. Startup Weekend thu hút mọi người thuộc nhiều nền tảng khác nhau. "

Thành công lớn nhất của Startup Weekend là giúp các doanh nghiệp kinh doanh các ứng dụng cho điện thoại hay các trang web thực tiễn khởi nghiệp. 

Marc Nager- CEO của Startup Weekend

Một trong những cựu học viên tiêu biểu của  Startup Weekend  là Alexa Andrzejewski, người  nổi tiếng với chương trình ứng dụng Foodspotting ("các loại thực phẩm tốt nhất và nơi để tìm thấy chúng"), đã được tạp chí Time đã ghi danh là một trong 50 trang web hàng đầu của năm 2010  đã cho biết ý tưởng này nảy sinh khi cô tham dự Startup Weekend Women 2.0 vào tháng 9/2009, và ngay lập tức cô đã gặp nhà đầu tư lý tưởng đầu tiên của mình. 

Cô chia sẻ thêm, khi tham dự chương trình  cô có thể "ngâm mình trong những phản hồi, lời khuyên và nguồn thông tin từ đám đông và cũng có thể học hỏi các khái niệm luật pháp cơ bản từ các luật sư. "Startup Weekend là nơi mà một người chỉ có mối quan hệ hạn chế trong ngành khởi nghiệp như tôi, có thể gặp gỡ một số người có khả năng giới thiệu tôi với một vài người nữa, những người có thể làm cho việc khởi nghiệp của tôi thành hiện thực".

Startup Weekend đã thu hút được nhiều nhà tài trợ nổi tiếng như Microsoft, Amazon AWS, Twilio và oDesk, bảo lãnh cho tổ chức. Gần đây, Kauffman Foundation đã dành một khoản tài trợ cho các doanh nhân, điều này đã cho phép  Startup Weekend mở rộng và thuê thêm nhân viên, nâng tổng số lên tám người. Tổ chức cũng có 150 tình nguyện viên ở các thành phố trên toàn thế giới,  những người này sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm thêm các nhà tài trợ bản địa.


kyanh

Cùng chuyên mục
XEM