Họp hành kiểu Steve Jobs

25/12/2014 16:35 PM | Quản trị

Dưới đây là 3 cách mà hình tượng CEO kinh điển của Apple thực hiện những cuộc họp siêu hiệu suất.

Trang tin tức Business Insider từng thống kê, có khoảng 11 triệu cuộc họp mỗi ngày tại Mỹ trong đó 1/3 không hiệu quả. Chính sự không hiệu quả này khiến các doanh nghiệp Mỹ mất khoảng 37 tỷ USD mỗi năm.

Steve Jobs chắc chắn khiến Apple không rơi vào danh sách những công ty này.

Dưới đây là 3 cách mà hình tượng CEO kinh điển của Apple thực hiện những cuộc họp siêu hiệu suất.

1. Ông giữ các cuộc họp càng nhỏ gọn càng tốt

Trong cuốn sách có tên "Insanely Simple" (Tạm dịch: Điều đơn giản điên cuồng) viết bởi cộng sự lâu năm của Steve Jobs, Ken Segall trình bày chi tiết những gì ông trải qua khi làm việc cùng thiên tài này.

Một câu chuyện được nhắc tới là việc Jobs từng bắt đầu một cuộc họp hàng tuần với các đại lý quảng cáo của Apple. Sau đó, Jobs phát hiện một người mới.

"Steve dừng lại một cách lạnh lùng", Segall viết. "Đôi mắt ông dừng lại tại một vị trí trong phòng mà không hợp lý. Chỉ vào Lorrie, ông hỏi “Cô là ai?”

Cô ấy bình tĩnh giải thích rằng mình được yêu cầu tới cuộc họp vì đang làm trong một phần liên quan tới những dự án tiếp thị.

Jobs lắng nghe và sau đó yêu cầu một cách lịch sự rằng cô ra khỏi cuộc họp.

"Tôi không nghĩ rằng chúng tôi không cần bạn trong cuộc họp này, Lorrie. Cảm ơn,” Ông nói.

Steve Jobs cũng làm điều tàn nhẫn tương tự với chính mình. Khi tổng thống Barack Obama mời ông tham gia một họp nhỏ với những ông trùm công nghệ, Jobs đã từ chối. Theo ông danh sách khách mời này quá dài.

2. Ông đảm bảo việc từng người sẽ chịu trách nhiệm cho từng hạng mục trong cuộc họp.

Trong bản điều tra về văn hóa Apple năm 2011, phóng viên tạp chí Fortune Adam Lashinsky từng lên chi tiết một vài điều trong quá trình họp hành, làm việc mà Jobs sử dụng, điều đã dẫn Apple để trở thành công ty có giá trị nhất trên thế giới.

Điểm cốt lõi trong tinh thần của Job là tư duy trách nhiệm, điều này có nghĩa những quy trình đều được đề ra để mọi người hiểu ai là người chịu trách nhiệm cho điều gì.

Lachinsky mô tả:

Bộ phận truyền thông nội bộ của Apple thậm chí còn đặt tên cho nó là DRI (những cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp). Thường tên của DRI sẽ xuất hiện trong một lịch trình hay cuộc họp vì thế mọi người hiểu ai là người chịu trách nhiệm. “Bất kỳ cuộc họp hiệu quả nào tại Apple cũng sẽ có một danh sách những hành động”, một cựu nhân viên của tập đoàn này cho biết. "Bên cạnh mỗi mục hành động sẽ là một DRI." Một câu hỏi phổ biến được nghe tại Apple khi một ai đó đang cố gắng tìm hiểu mối liên hệ phù hợp trong một dự án nào đó sẽ là: "Ai là DRI tại vị trí đó?”

Quá trình này hoạt động hiệu quả. Ví dụ như trường hợp Gloria Lin chuyển từ đội iPod tại Apple sang dẫn dắt đội nghiên cứu sản phẩm Flipboard, cô mang theo cả những DRI cùng mình.

Điều cực kỳ hữu ích trong trường hợp một dự án khởi nghiệp.

"Trong một công ty đang phát triển nhanh chóng với hàng tấn các hoạt động, những điều quan trọng thường được đặt trái chu trình không phải bởi mọi người vô trách nhiệm mà bởi họ thực sự bận rộn”, Gloria Lin chia sẻ trên Quora. "Khi bạn xem một điều gì đó như con cái của bạn, sau đó bạn sẽ thực sự, thực sự quan tâm nó đang lớn lên, làm việc ra sao.”

3. Steve Jobs sẽ không để cho người ẩn đằng sau PowerPoint.

Walter Isaacson, tác giả cuốn tiểu sử "Steve Jobs", cho biết, "Jobs ghét những bài thuyết trình cứng nhắc, khuôn mẫu, ông yêu thích sự tự do khi đối mặt với các cuộc họp."

Mỗi buổi chiều thứ Tư hàng tuần, ông có một chương trình phi họp hành với nhóm tiếp thị và quảng cáo của mình. Những trình chiếu slide bị cấm sử dụng bởi Jobs muốn đội của mình tranh luận một cách nhiệt tình và suy nghĩ thấu đáo mà tất cả không cần dựa vào công nghệ.

"Tôi ghét cách mọi người sử dụng các slide trình chiếu thay vì suy nghĩ", Jobs nói với Isaacson. "Mọi người sẽ đối đầu với một vấn đề bằng cách tạo ra một bài thuyết trình. Tôi muốn họ tham gia, băm nhỏ thứ trên bàn, thay vì hiển thị một loạt các trang slide buồn tẻ. Mọi người sẽ hiểu hơn nhữn gì họ đang nói mà không cần PowerPoint."

>> Vì sao người Mỹ lãng phí 37 tỷ USD mỗi năm vì họp hành?

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM