Đằng sau chiến lược 'chậm mà chắc' của Toyota

29/03/2014 17:35 PM | Quản trị

Người ta thường nói rằng những công ty Nhật thường xuyên phớt lờ lợi ích của các cổ đông và trả phần lợi tức còm cõi. Tuy nhiên lời chỉ trích này không áp dụng với Toyota.

Nội dung nổi bật:

Năm tài chính 2008 lần đầu ghi dấu thua lỗ của công ty trong vòng 70 năm vận hành và phát triển. Akio Toyoda, 57 tuổi, là chủ tịch của Toyota từ tháng 3/2009, khi công ty còn đang quay cuồng trước bộ ba tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lên thị trường ô tô.

Toyota đã trải qua một cuộc xoay vòng ngoạn mục, mà không hề nhận được trợ cấp từ gói hỗ trợ của chính phủ như những đối thủ tại Mỹ. Với chiến lược "Chậm mà chắc":

- Tái cơ cấu toàn bộ công ty. Công ty được chia đôi thành: Toyota số 1, phục vụ thị trường các nước đã phát triển, và Toyota số 2, phục vụ những nước mới nổi.

- Lập lại sơ đồ quản lý hợp lý hơn giúp khiến việc đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.

- Cắt giảm chi tiêu, hoãn nợ, cắt đầu tư khỏi các thị trường không hiệu quả.


Toyota, công ty danh tiếng đáng ngưỡng mộ nhất Nhật Bản với tổng số vốn cổ phần lên đến 19,2 nghìn tỷ JPY ( tương đương với 188 tỉ USD, trong khi con số của General Motors là 55 tỉ USD, Toyota hiện đang là công ty đắt giá nhất trên sàn chứng khoán Tokyo.

Akio Toyoda, 57 tuổi, là chủ tịch của Toyota từ tháng 3/2009, khi công ty còn đang quay cuồng trước bộ ba tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lên thị trường ô tô, thời kỳ hậu thảm hoạ động đất/sóng thần/năng lượng Fukushima, quá trình logistics bị gián đoạn, cùng những kiện tụng tranh chấp với Mỹ và những đợt thu hồi liên tục quy mô lớn trên toàn cầu vì lý do lỗi kỹ thuật.

Năm tài chính 2008 lần đầu ghi dấu thua lỗ của công ty trong vòng 70 năm vận hành và phát triển, con số được ghi nhận là – 560 tỉ JPY (tương đương -5,5 tỉ USD). Trong năm 2013, công ty dự kiến mức lợi nhuận khoảng 2,5 nghìn tỉ JPY (tương đương 24,8 tỉ USD).

Toyota đã trải qua một cuộc xoay vòng ngoạn mục, mà không hề nhận được trợ cấp từ gói hỗ trợ của chính phủ như những đối thủ General Motors và Chrysler tại Mỹ. Với rất nhiều tiêu chuẩn, không chỉ là công nghệ ghép lại, Toyota đã giữ lấy vị trí đứng đầu trong ngành công nghiệp ô tô toàn thế giới. Trong năm nay, doanh thu toàn thế giới của Toyota dường như sẽ đạt mốc lịch sử 10 triệu xe.

Toyoda Akio đã phải nói gì với những nhà đầu tư của Toyota? Ông đã phát biểu về quan điểm của mình trong buổi phỏng vấn được công bố vào ngày 22/3 trên chương trình trực tiyến Nihon Keizai Shimbun. Đơn giản là: 

"Hãy hài lòng với phần cổ tức hợp lý và những chiến lược vững vàng hết sức có thể mà ông đang áp dụng. Công ty của chúng ta đang tập trung vào phát triển chậm mà chắc, ổn định và luôn có ý thức cao độ về giá cả, chúng ta mang đến giá trị cho người tiêu dùng và cho cả những cổ đông về lâu dài".

Trong 6 năm giữ vai trò là người lãnh đạo, nhìn nhận từ những nguyên nhân và bài học từ rất nhiều suy thoái và lỗi lầm trong những năm 2000, Toyoda ngày càng trở nên thận trọng và suy nghĩ nhiều chiều hơn: 

"Sẽ có rắc rối nếu tốc độ phát triển vượt quá tốc độ giáo dục, nuôi dưỡng nguồn nhân lực. Nếu muốn sử dụng phương pháp tương tự thì ta có thể so sánh với những vòng gỗ hàng năm của một cây. Nếu cây đó phát triển bất thường thì sẽ khiến những chiếc vòng đó lớn lên dày hơn một cách kỳ dị, trục chính của cây sẽ yếu hơn, dễ gẫy hơn.

Có rất nhiều thử nghiệm đã từng là cơ hội để trưởng thành cho tất cả các công nhân viên tại Toyota, bao gồm cả tôi nữa. Chỉ cần DNA của Toyota bị lỗi thì đó chỉ là một lần duy nhất và mãi mãi mà thôi. Thử nhìn lại lịch sử mà xem, tôi muốn chúng ta nhìn vào những kinh nghiệm đó để mà nói ‘Bởi 4 năm khắc nghiệt đó mà chúng ta có được Toyota ngày hôm nay’ ".

Tháng 4/2013, Toyota đã tiến hành một cuộc tái cơ cấu toàn bộ công ty. Công ty được chia đôi thành: Toyota số 1, phục vụ thị trường các nước đã phát triển, và Toyota số 2, phục vụ những nước mới nổi.

Đây cũng là một trong những động thái hưởng ứng kỳ vọng đạt được doanh số 10 triệu xe trong một năm. 2 vị phó chủ tịch sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm cho từng mức độ đoàn thể. 8 người sẽ định cư tại những vùng riêng và chịu trách nhiệm quản lý cho 2 vùng. Sơ đồ quản lý rất hợp lý này sẽ khiến việc đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.

Liệu vai trò của Toyoda trong cơ cấu mới có thay đổi hay không? Tất nhiên là có bởi lẽ ông đã có thể phân công những vấn đề liên quan đến vận hành công việc của mọi ngày, của năm nay tới những người quản lý khác, khiến cho Toyoda có thể tập trung hơn cho tương lai dài hạn và trung hạn (5 – 10 năm) của Toyota.

Một vài quyết định của Toyoda tương đối bất ngờ và rõ ràng là tách riêng cá nhân Toyoda và Toyota. Trong cuộc phỏng vấn, Toyoda đã lặp lại rằng, một khi đã có quyết tâm để duy trì nền tảng sản xuất chính tại Nhật Bản, liệu đó có là 3 triệu ô tô, hay một vài con số khác, thì họ vẫn sẽ quyết làm được. Một nền tảng vận hành quy mô của Toyota chính là yếu tố sống còn để duy trì tính cạnh tranh monozukuri – bí quyết thành công trong sản xuất và kinh doanh của Nhật Bản.

Toyota đang ngày càng tiếp cận với những chính sách đầu tư đầy cân nhắc và thận trọng hơn. Đó là lệnh hoãn thanh toán nợ 3 năm để xây dựng nhà máy mới. Thông điệp được gửi đi ở đây là, sẽ không còn sự lãng phí tiền bạc nữa. 

Công ty cũng sẽ không theo đuổi những đầu tư đơn giản để tăng doanh thu những đơn vị kinh doanh. Một trong những quyết định lớn khác được công bố vào ngày 10/2, theo đó, cho đến cuối năm 2017, Toyota sẽ đóng cửa tất cả những đơn vị kinh doanh và sản xuất của Toyota tại Australia. Khoảng 3.900 người lao động địa phương sẽ mất việc vì quyết định này.

Người ta thường nói rằng những công ty Nhật thường xuyên phớt lờ lợi ích của các cổ đông và trả phần lợi tức còm cõi. Tuy nhiên lời chỉ trích này không áp dụng với Toyota. Về ngắn hạn, cổ phiếu của công ty là tương đối hấp dẫn đối với nhà đầu tư dài hạn, chú trọng tới thu nhập. Cả Toyoda và những nhà đầu tư của Toyota dường như đều không hề thất vọng gì với những mức lợi tức này.

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM