Công ty công nghệ châu Á: Khủng hoảng người kế vị

04/12/2014 08:06 AM | Quản trị

Những công ty công nghệ lớn nhất của châu Á đều lâm vào tình cảnh khủng hoảng người kế vị khi duy trì quá lâu mô hình kinh doanh gia đình.

Sau khi xây dựng một trong những nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới, người sáng lập Công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC), Morris Chang, đã nghỉ hưu vào năm 2005. Chỉ bốn năm sau đó, khi TSMC lúng túng trong cuộc khủng hoảng tài chính, ông lại phải quay lại để lèo lái doanh nghiệp này.

"Lần cuối cùng không phải là rất thành công," ông Chang 83 tuổi nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây, đề cập đến nỗ lực trước đó của ông.

Bây giờ, ông Chang đang cố gắng uốn nắn hai người kế vị là Wei, 61 tuổi, và Mark Liu, 60 tuổi. Cả hai đều đi lên từ những kỹ sư. "Thời gian? Nó có thể mất 10 năm", ông Chang nói.

Đối với nhiều công ty công nghệ đang già đi của châu Á, tìm người kế vị là một nhiệm vụ khó khăn trong xây dựng đế chế của họ.

Samsung Electronics Co., Foxconn Technology Group và Canon Inc là những công ty công nghệ lớn nhất châu Á cũng đều lâm vào tình cảnh khủng hoảng thế hệ kế thừa. Đây cũng là vấn đề chung của các công ty trên thế giới.

Khảo sát của Đại học Stanford cho thấy, chỉ có một trong bốn người được hỏi đồng ý rằng có đầy đủ các ứng cử viên kế nhiệm sẵn sàng cho vị trí CEO. Tại châu Âu, tập đoàn dầu khí Anh BG Group PLC hoạt động gần 1 năm qua mà không có giám đốc điều hành.

Fujio Mitarai, 79 tuổi

Vấn đề này đã trở nên đặc biệt khẩn cấp cho các công ty công nghệ cao của châu Á sau khi phát triển nhanh chóng trong những năm 1960 và 1970.

Năm trong số 10 công ty công nghệ cao được giao dịch công khai lớn nhất châu Á, theo xếp hạng của S & P Capital IQ, có CEO là những người đã qua tuổi 60 gồm: Samsung, Foxconn, TSMC, Canon và Hitachi Ltd.

Foxconn, như TSMC, được dẫn dắt bởi người sáng lập công ty, trong khi giám đốc của Canon là một thành viên của gia đình sáng lập. Tại Samsung, mặc dù hai trong số ba CEO là trên 60 tuổi, sức mạnh thực sự nằm ở vị chủ tịch 72 tuổi Lee Kun-hee, con trai của người sáng lập của tập đoàn khổng lồ này.

Để so sánh, tại Mỹ, chỉ là một trong 10 công nghệ công lớn nhất là Cisco Systems Inc. được điều hành bởi một CEO trên 60 tuổi. Hầu hết thế hệ đầu tiên của Silicon Valley đều đã ít nhất nhất một lần bàn giao cho thế hệ trẻ hơn.

Ren Zheng Fei, 70 tuổi

Một công ty công nghệ châu Á chuẩn bị cho việc kế thừa là Huawei Technologies Co. đang được điều hành bởi người sáng lập Ren Zhengfei, nay đã ngoài 70.

Huawei thành lập một hệ thống các CEO luân phiên trong năm 2011. Tại TSMC và Acer Inc., hiệu suất công ty giảm mạnh sau khi người sáng lập đã nghỉ hưu, cuối cùng buộc những lão làng này phải trở lại để cầm lái.

Tại Canon, Fujio Mitara, 79 tuổi, là thành viên của gia đình sáng lập, sau khi nghỉ hưu đã phải trở lại công ty vào 2012 để giữ vai trò chủ tịch và giám đốc điều hành.

"Tôi đã tìm kiếm gần nửa năm và không thể tìm thấy một chủ tịch mới, nên tôi đã phải quay trở lại", người sáng lập hãng máy tính Acer Stan Shih nói. Ông năm nay đã 69 tuổi nhưng buộc trở lại điều hành vào năm ngoái sau khi đội ngũ quản lý từ chức.

Acer đã có ba năm thua lỗ khi ngành công nghiệp máy tính chuyển từ laptop qua các thiết bị di động. Ông Shih không thể ngồi yên nhìn đế chế điện tử của mình tan vỡ nên đã phải quay lại làm việc dù tuổi cao sức yếu.

Terry Gou, 64 tuổi

"Một vấn đề đối với nhiều công ty châu Á là vẫn điều hành kinh doanh theo mô hình gia đình ngay cả sau khi đã phát triển thành tập đoàn toàn cầu", giáo sư Đại học Harvard, Willy Shih, nhìn nhận.

Điều đó có nghĩa là cơ hội CEO tài năng bị hạn chế rất nhiều khi người sáng lập muốn duy trì chế độ cha truyền con nối. Kết quả là nhiều công ty đã lụn bại khi thế hệ con cháu không đủ tài năng để duy trì những tập đoàn khổng lồ do cha ông mình sáng lập.

Trong tình thế này, chủ tịch 64 tuổi của Foxconn Terry Gou trong một tuyên bố cho biết "Không có kế hoạch rút khỏi vai trò lãnh đạo và đang phát triển một đội ngũ lãnh đạo mạnh mẽ và sâu sắc".

Lee Kun-Hee, 72 tuổi

Allen Tsai, điều hành Viện Đài Loan, cho biết, huấn luyện một CEO kế đòi hỏi phải lên kế hoạch, lộ trình quản lý. "Có thể mất 10 năm để đào tạo đúng người kế vị. Chúng tôi không thấy công ty nào làm điều này ở Đài Loan", ông nói.

Tại Hàn Quốc, Samsung cũng đang sẵn sàng cho một sự chuyển tiếp quyền lực sau khi Chủ tịch Lee bị một cơn đau tim vào tháng 5 vừa rồi. Ông Lee đã đưa Samsung trở thành một trong các tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới và dự kiến sẽ chuyển giao quyền thừa kế cho con trai Jay Y. Lee.

Nhiều người tự hỏi, nếu bàn giao cho Y. Lee, 46 tuổi, liệu đế chế Samsung có huy hoàng như đỉnh cao duy trì gần nửa thế kỷ qua?

>> Ai sẽ là người kế vị 'ngai vàng' của Jack Ma ?

Theo THỤY KHA

Cùng chuyên mục
XEM