5 điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp

12/01/2015 10:08 AM | Quản trị

Để khởi nghiệp, bạn không chỉ cần lòng khát khao thành công. Đó là cả một sự chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trước khi chính thức bước vào một chặng đua nhiều thử thách.

1. Cực kỳ tiết kiệm

Khi bắt đầu làm chủ doanh nghiệp của chính mình, bạn phải chấp nhận một thực tế: bạn không còn được nhận một khoản lương cao, ổn định hàng tháng. Thay vào đó, bạn sẽ phải chi trả tiền cho tất cả mọi người, trừ bản thân bạn.

Bên cạnh đó, những chi phí, hóa đơn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp như: điện, nước, chi trả cho các đối tác, hợp đồng… sẽ là những khoản tiền không nhỏ. Có thể, đến 2 năm sau đó, bạn mới cầm được tháng lương đầu tiên của mình, kể từ khi chuyển từ người làm thuê sang… làm chủ.

Điều đó nghĩa là bạn phải giảm thiểu tất cả những khoản chi cho bản thân mình. Bạn cần trả hết nợ, sống thật giản dị, ăn uống ở các hàng quán giá rẻ thay vì tham gia những bữa tiệc sang trọng cùng bạn bè.

Thậm chí, bạn đã sẵn sàng đi xe buýt thay vì xe máy hay taxi để tiết kiệm tiền chưa? Tóm lại, bạn cần phải làm mọi thứ trong khả năng để tiết kiệm tiền và để tồn tại.

2. Có một khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng

Cần chắc chắn là bạn duy trì được chế độ tiết kiệm này trong 6 tháng. Những người có gia đình, hoặc có một việc làm trong khoảng thời gian khởi nghiệp sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn này. Nhưng hầu hết mọi người không có được sự thuận lợi đó. Vì thế, trước khi bắt đầu cuộc đua này, bạn nên có một khoản tiền dành dụm trong ngân hàng, đủ nuôi sống bạn và giúp bạn yên tâm tập trung cho công việc.

3. Kế hoạch marketing

Nhiều người khởi nghiệp bắt tay vào làm mọi thứ nhưng lại không nghĩ đến việc làm sao để có thể đưa hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng. Kết quả là, họ mất rất nhiều thời gian để tìm hướng đi nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động không hiệu quả.

Bạn cần có kế hoạch Marketing ngay khi khởi nghiệp

Bạn cần có kế hoạch Marketing ngay khi khởi nghiệp

Lưu ý rằng, bạn cần ngân sách nhất định cho việc marketing. Nó không cần là một khoản chi quá lớn vào thời điểm bắt đầu. Nhưng nó cũng không có nghĩa là bạn không chuẩn bị gì cho việc tiếp thị, nếu bạn thực sự mong muốn doanh nghiệp phát triển nhanh chóng.

4. Chiến lược bán hàng

Khi mọi người đã biết công ty bạn là gì, đang kinh doanh gì, bạn phải tìm cách để thúc đẩy việc bán hàng. Một công ty không tăng trưởng doanh số bán hàng sẽ không thể tồn tại lâu dài.

Bạn cần chuẩn bị những kịch bản, hợp đồng, chiến lược bán hàng… để có thể đưa được sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng.

5. Sức chịu đựng

Dù bạn đã từng làm việc chăm chỉ đến mức nào, khi trở thành chủ doanh nghiệp, bạn phải nỗ lực hơn như vậy nhiều lần. Bạn làm việc 12 giờ/ngày, 7 ngày/tuần là việc rất bình thường.

Đừng nghĩ đến việc khởi nghiệp nếu bạn phải chống chọi với căn bệnh mãn tính đến mức không có nhiều thời gian làm việc, chiến đấu với các vấn đề lớn của gia đình, hoặc đơn giản là bạn không thích sống chung với những công việc vất vả, khó khăn.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng bước vào một hành trình dài và đã chuẩn bị đủ năng lượng, tinh thần mạnh mẽ trước khi bắt đầu.

Có thể, bạn sẽ phải chịu đựng những vất vả này trong suốt 2-5 năm, với những kết quả ít ỏi ban đầu. Thế nhưng, chỉ cần kiên trì, điều hành doanh nghiệp đi đúng hướng, kết quả bạn có được sẽ tương xứng với những gì bạn đã hy sinh.

>> Tại sao các sếp thường có trái tim 'sắt đá'?

Theo TĂNG KHÁNH

Cùng chuyên mục
XEM