Phúc thẩm vụ Huyền Như ngày 15/12/2014: Tòa bác yêu cầu triệu tập bầu Kiên

15/12/2014 17:00 PM | Pháp luật

Dự kiến phiên xét xử phúc thẩm diễn ra từ ngày 15 đến hết 31-12.

Chiều ngày 15/12/2014:

Theo HĐXX, đại diện của Ngân hàng ACB đã có mặt tại tòa nên không thiết phải triệu tập thêm cựu lãnh đạo của ngân hàng này.

Chiều 15/12, Tòa cấp phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM tiếp tục phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.

Mở đầu phiên làm việc chiều, đại diện cơ quan công tố đối đáp lại các quan điểm của các luật sư nêu lên trong phần làm thủ tục phiên tòa.

Đối với vấn đề của luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Ngân hàng ACB nêu việc triệu tập các cựu lãnh đạo của ngân hàng này như: Trần Xuân Giá; Nguyễn Đức Kiên (tức “bầu” Kiên), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn, VKS cho rằng: Đây là phiên tòa xét xử vụ án Huyền Như phạm tội Lừa đảo chiểm đoạt tài sản. Vụ án này hoàn toàn độc lập với vụ án Làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng mà bầu Kiên và đồng phạm đang phải hầu tòa cấp phúc thẩm.

“Tại phiên tòa này, nếu thấy cần thiết, thì đề nghị HĐXX triệu tập các cựu lãnh đạo của Ngân hàng ACB”, đại diện VKS nêu quan điểm.

Theo đại diện cơ quan công tố, với yêu cầu của luật sư đề nghị triệu tập thêm một số người liên quan trong đó có thành viên của Ngân hàng Vietinbank, VKS khẳng định: Tại phiên tòa này, Vietinbank đã có đại diện hợp pháp nên họ phải có trách nhiệm trả lời những câu hỏi của tòa phúc thẩm.

“Không cần thiết phải triệu tập thêm thành phần của Vietinbank”, đại diện VKS nói.

Ngoài ra, một số người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, lời khai của họ tại cơ quan điều tra đã rất đầy đủ, VKS cho hay không cần thiết phải triệu tập thêm những người mà các luật sư yêu cầu.

Sau khi thảo luận về ý kiến của các luật sư và của VKS, đối với một số quan điểm mà HĐXX xác định là rất quan trọng liên quan đến việc xét xử, HĐXX kết luận: Đối với ý kiến triệu tập cựu lãnh đạo của Ngân hàng ACB, HĐXX xét thấy, đây là vụ án lừa đảo do Huyền Như và các bị cáo khác thực hiện. Tòa cũng đã triệu tập các nhân viên của ACB và họ cũng có mặt tại phiên tòa này. Do vậy thấy không cần thiết phải triệu tập các cựu lãnh đạo của Ngân hàng ACB.

Đối với yêu cầu triệu tập thêm thành viên của Ngân hàng Vietinbank, chủ tọa Quảng Đức Tuyên khẳng định, Ngân hàng Vietinbank cũng đã có đầy đủ đại diện hợp pháp tại tòa.

Gần 15h, HĐXX bắt đầu bước vào phần xét hỏi. Mở đầu phần xét hỏi, đại diện cơ quan công tố công bố bản án đối với vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Việt Đức

VOV


Sáng 15/12/2014:

Huỳnh Thị Huyền Như không kháng cáo bản án tù chung thân đã bị cấp sơ thẩm xét xử, chỉ đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại bất động sản (trị giá 43 tỉ đồng) mà tòa đang kê biên.

Có 20 bị cáo, 11 nguyên đơn dân sự, bị hại và 28 cá nhân, đơn vị là người có quyền và nghĩa vụ liên quan gửikháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét.

Từ 7g30 sáng, lực lượng an ninh phiên tòa đã dựng cổng an ninh và kiểm tra nghiêm ngặt những người tham dự phiên tòa.

Theo đó, tất cả mọi người phải trình giấy triệu tập và các loại giấy tờ tùy thân khác.

Theo kế hoạch từ tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM, từ hôm nay (15-12) tòa bắt đầu phiên xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảodo Huỳnh Thị Huyền Như cầm đầu, đã chiếm đoạt của 15 ngân hàng, công ty và cá nhân gần 4.000 tỉ đồng.

Không giống với phiên sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm xử Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm hạn chế cấp thẻ cho các phóng viên tham dự, mỗi tờ báo chỉ có một đại diện đến dự tòa.

Lý do được phía tòa Phúc thẩm đưa ra là do phòng xử chật, số lượng người tham gia tố tụng đông nên không có nhiều chỗ dành cho báo chí.

Đúng 8g bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm được dẫn giải đến tòa.

Khác với phiên sơ thẩm, HuyềnNhư và các đồng phạm mặc trang phục màu xanh.

Làm thủ tục kiểm tra giấy tờ trước khi vào dự tòa - Ảnh: H.Điệp
Làm thủ tục kiểm tra giấy tờ trước khi vào dự tòa - Ảnh: H.Điệp

Trước đó, bản án sơ thẩm củaTAND TP.HCM tuyên ngày27-1-2014 phạt Huỳnh Thị Huyền Như mức án chung thân và buộc bị cáo này phải hoàn trả toàn bộ số tiền gần 4.000 tỉ đồng đã chiếm đoạt của các nguyên đơn dân sự và bị hại.

Đồng thời 22 bị cáo khác trong vụ án nhận mức án từ 1 năm án treo đến chung thân về các tội cho vay lãi nặng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu của cơ quan nhà nước.

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như không kháng cáo về phần hình phạt hay bồi thường dân sự mà kháng cáo đòi lại một bất động sản nằm trong tổng số 12 bất động sản đang bị kê biên.

Bất động sản này được định giá là 43 tỉ đồng. Theo đơn kháng cáo, Huyền Như đòi lại bất động sản này cho mẹ.

Ngoài bản án được tuyên với 23 bị cáo, hội đồng xét xử sơ thẩm cũng kiến nghị đến Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố để xử lý đối với tám đối tượng có hành vi tương tự như Huỳnh Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung... trong việc giúp Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 180 tỉ đồng tại VIB mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bổ sung đối với Trần Thị Tố Quyên về hành vi giúp sức cho Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt của VIB 15 tỉ đồng.

Kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an điều tra làm rõ và xử lý về hành vi thiếu trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Minh Hương, Trương Minh Hoàng (là các phó giám đốc VietinBank chi nhánh TP.HCM) đã ký các hợp đồng tiền gửi với ACB.

Kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố Vũ Hồng Hạnh (nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông) đã giúp sức Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt của Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông 380 tỉ đồng khi ký 7 lệnh chi khống cho Huyền Như.

Tòa cũng kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục xác minh làm rõ, nếu đủ căn cứ thì khởi tố điều tra, xử lý đối với hành vi của một số đối tượng cho vay lãi nặng vượt quá 10 lần nhưng chưa bị truy tố, xử lý trong vụ án này.

Theo bản án sơ thẩm, Huỳnh Thị Huyền Như nguyên làPhó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank Chi nhánh TP.HCM).

Ngoài công việc ở Ngân hàng, Huỳnh Thị Huyền Như còn làm thêm nghề kinh doanh bất động sản và vì vậy Như phải vay mượn tiền từ bạn bè, người quen và ở các Ngân hàng.

Năm 2008, việc kinh doanh khó khăn khinhà đất "đóng băng", Huỳnh Thị Huyền Như đã mắcnợ đến 200 tỉ đồng.

Đểtrả nợ, Như đã đi vay một số lượng lớn tiền (có khi lên đến cả hàng ngàn tỉ đồng) và trả lãi suất cao cho hàng chục người trong đó có các đối tượng như Đào Thị Tuyết Dung, Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chí,…

Tuy vay mượn tiền với số lượng lớn của nhiều người nhưng cũng không giải quyết hết nợ nần, vì vậy bị cáo Như đã nghĩ đến việc vay mượn tiền của các công ty, các công ty sân sau của một số ngân hàng và của một số ngân hàng và được núp dưới hình thức huy động vốn hoặc uỷ thác đầu tư vốn để chiếm đoạt.

Bị cáo Huyền Như đã lợi dụng danh nghĩa Vietinbank CN TP.HCM và CN Nhà Bè, đồng thời nghĩ ra nhiều thủ đoạn như yêu cầu các đơn vị, cá nhân mở tài khoản thanh toán của họ tại Vietinbank, sau đó để tạo lòng tin cho các đơn vị, cá nhân tin tưởng ký hợp đồng để chuyển tiền vào.

Khi họ chuyển tiền tới tài khoản tạiVietinbank, Như đã làm giả con dấu, chữ ký của lãnh đạo Vietinbank CN Nhà Bè và chữ ký,con dấu giả của nhiều công ty, cánhân rút tiền chiếm đoạt.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Huyền Như thừa nhận việc lợi dụng danh nghĩa Vietinbank đểlừa đảo các cá nhân, tổ chức muốn gửi tiềnlãi suất cao cho Vietinbank để bị cáo chiếm đoạt.

Bắt đầu 17 ngày xử phúc thẩm Huyền Như và đồng phạm (1)
Huyền Như tại tòa phúc thẩm - Ảnh: Thuận Thắng
Bắt đầu 17 ngày xử phúc thẩm Huyền Như và đồng phạm (2)
Huyền Như tại tòa - Ảnh: Thuận Thắng
Bắt đầu 17 ngày xử phúc thẩm Huyền Như và đồng phạm (3)
Huyền Như tại tòa - Ảnh: Thuận Thắng
Tòa thẩm tra lý lịch các bị cáo - Ảnh: Thuận Thắng
Tòa thẩm tra lý lịch các bị cáo - Ảnh: Thuận Thắng
Các bị cáo tại phiên phúc thẩm - Ảnh: Thuận Thắng
Các bị cáo tại phiên phúc thẩm - Ảnh: Thuận Thắng

Dự kiến phiên xét xử phúc thẩm diễn ra từ ngày 15 đến hết 31-12.

Theo Hoàng Điệp

Cùng chuyên mục
XEM