Phải nằm viện điều trị dài ngày, lời nói của cụ ông 70 tuổi khiến tôi bừng tỉnh: “Rèn luyện thói quen tích cực là nền tảng bảo đảm sức khỏe và tương lai”
Xoay vòng trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, chúng ta cứ vội vàng, mà không biết chính sự vội vàng và qua quýt đó của mình lại là nguyên nhân chính của những mối nguy hại sau này. Những biểu hiện ban đầu của bệnh tật cũng là lời nhắc nhở, là cơ hội cho chúng ta thay đổi...
Trước đây, tôi từng mắc căn bệnh về đốt sống cổ, phải nằm dài ở bệnh viện Hà Nội, và chịu đựng những đợt châm cứu và trị liệu kéo dài khốn khổ. Nằm cùng phòng bênh của tôi bấy giờ là một ông cụ tên Minh, 70 tuổi. Ông mắc cùng lúc bênh tiểu đường, huyết áp cao và loãng xương, một ngày uống không biết bao nhiêu là thuốc.
Hỏi chuyện ông tôi mới phát hiện ra: Hồi còn trẻ, ông chẳng bao giờ chú ý đến ăn uống cả, chỉ thích ăn đồ dầu mỡ, lại lười vận động, thay vì ra ngoài tập thể dục như mọi người lại chỉ thích trốn trong phòng xem Tivi. Bây giờ, tuy đã về hưu, cũng có nhiều thời gian rảnh, nhưng lại bị những căn bênh quái ác dày vò chẳng đi đâu được. Cơ thể ông hiện tại khỏe nhất có lẽ là hàm răng, vì ông có tật không chịu được mùi thức ăn trong miệng, nên đánh răng rất đều đặn. Quả thật, ông Minh có một hàm răng sáng bóng, một điều mà hiếm ai ở độ tuổi này còn giữ được.
Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi thấy được thói quen hàng ngày có tầm quan trọng như thế nào đến sức khỏe.
Và tôi cũng tự ngẫm lại mình, tại sao mới đi làm được 3 năm mà đốt sống cổ đã có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng đến thế? Mỗi sáng tôi vội vội vàng vàng thức dậy đi làm, ngồi liền trước máy tính 4 tiếng đồng hồ, rồi đi ăn, trở lại công ty lại ngồi liền 4 tiếng nữa, sau đó quay về nhà, ăn uống tắm giặt xong lại tiếp tục dùng máy tính.
Suốt cả ngày, cổ luôn trong tư thế giữ thẳng nhìn màn hình. Thói quen này đã khiến cho các đốt sống ở cổ phải chịu áp lực quá lâu, dẫn đến thoái hóa.
Sau khi trở về từ bệnh viện, tôi tìm một công việc không cần quá nhiều thời gian ngồi máy tính, tham gia thêm một lớp tập yoga, ít ngồi nhà hơn, thay vào đó tôi thường ra công viên luyện tập. Một năm sau, chứng đau đốt sống cổ đã gần như biến mất hẳn.
Tôi cũng bắt đầu với việc đánh răng sau mỗi bữa ăn, hoặc chí ít cũng dùng nước trà để lọc sạch miệng. Đồng thời, tôi nói không với đồ uống có gas. Năm ngoái, một người bạn của tôi từng phàn nàn vì cô ấy phải tốn gần 3 triệu đồng cho một chiếc răng bị sâu hỏng, nghe vậy tôi lại càng thấy thói quen của mình đã tiết kiệm cho bản thân một số tiền đáng kể.
Trước đây, tôi có một người đồng nghiệp, bị thoát vị đĩa đệm, nhưng vì sợ không dám làm phẫu thuật, nên cô đã tìm đến châm cứu kết hợp với tập yoga. Hai năm sau, chứng thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, và giờ cô đã là một giáo viên yoga có tiếng tại Hà Nội.
Tôi quen một người bạn trai, công việc lúc nào cũng bận rộn, đến độ tuổi 30, anh bắt đầu thấy cơ thể không còn khỏe mạnh như trước, nên anh bắt đầu tập thói quen: chỉ ăn một chút vào bữa tối, mỗi ngày đi bộ ít nhất là 5 km, kiên trì suốt 10 năm. Đến năm 40 tuổi, cân nặng vẫn duy trì, cơ thể cực kì khỏe mạnh, vừa cứng cáp vừa minh mẫn.
Chắc hẳn ai cũng từng nghe những câu chuyện về những thói quen tốt. Bạn hãy nhớ rằng, muốn sống cuộc sống tốt đẹp, quan trọng cần phải có một nền tảng sức khỏe vững chắc. Những thói quen này không chắc chắn mang đến những đỉnh cao mới, nhưng chí ít nó sẽ có lợi cho chính cơ thể của bạn.
Và đương nhiên, mọi thói quen xấu sẽ kéo theo những hậu quả về sau. Nếu bạn ăn uống không đủ hoặc thừa chất, không chỉ cân nặng mà hệ tim mạch sẽ chịu ảnh hưởng. Hay những trận nhậu lẩu nướng thật đã đời, sẽ kéo theo căn bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Và cả những đêm thức khuya ngủ muộn, cũng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và thận của bạn rất nhiều. Đừng tự giết chết cơ thể mình.
Thay vì tìm đến các bác sĩ giỏi, các vị thuốc hiếm để chữa bệnh, hãy tự thay đổi thói quen của mình để sống thoải mái và mạnh khỏe. Xoay vòng trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, chúng ta cứ vội vàng, mà không biết chính sự vội vàng và qua quýt đó của mình lại là nguyên nhân chính của những mối nguy hại sau này. Những biểu hiện ban đầu của bệnh tật cũng là lời nhắc nhở, là cơ hội cho chúng ta thay đổi. Đến cuối cùng, chỉ có việc thay đổi các thói quen xấu, mới có thể giúp con người sống khỏe mạnh và vui vẻ được mà thôi.