Ông Trần Quí Thanh: Từ tuổi thơ cơ cực trong cô nhi viện đến ông chủ Tân Hiệp Phát với giấc mơ tỷ đô rồi sa vào vòng lao lý

11/04/2023 09:48 AM | Kinh doanh

Với sự xuất hiện trong ForbesBooks từ năm 2018, ông Trần Quí Thanh từng được xem là gương mặt người Việt nữa sẽ có thể nhanh chóng lọt danh sách tỷ phú USD.

Ông Trần Quí Thanh: Từ tuổi thơ cơ cực trong cô nhi viện đến ông chủ Tân Hiệp Phát với giấc mơ tỷ đô rồi sa vào vòng lao lý - Ảnh 1.

Ông Trần Quí Thanh là ai?

Chiều 10/4, Cơ quan điều tra bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh và 2 con gái của ông Thanh là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích để điều tra về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ông Trần Quí Thanh là Giám đốc điều hành và người sáng lập THP Group.

Ông Trần Quí Thanh: Từ tuổi thơ cơ cực trong cô nhi viện đến ông chủ Tân Hiệp Phát với giấc mơ tỷ đô rồi sa vào vòng lao lý - Ảnh 2.

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh vừa bị bắt tạm giam.

Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, trải qua hơn 20, Tân Hiệp Phát đã trở thành tập đoàn nước giải khát có quy mô lớn ở Việt Nam.

THP chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát gồm trà thảo mộc, trà xanh, trà bí đao, nước uống vận động, nước tăng lực, sữa đậu nành và nước tinh khiết cho thị trường trong nước và 16 quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Châu Phi, Úc, Đài Loan, Campuchia, Singapore và Nga.

Trong đó các sản phẩm chủ lực bao gồm nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ, Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen…
Tập đoàn này sở hữu 4 nhà máy sản xuất tại Bình Dương, Hà Nam, Chu Lai (Quảng Nam) và Hậu Giang, cùng các pháp nhân thành viên như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát, Công ty TNHH Number One Hà Nam, Công ty TNHH Number One Chu Lai. Hiện tại, THP có 4.000 nhân viên.
Người sáng lập THP Group - ông Trần Quí Thanh sinh năm 1953 tại TP HCM. Bố là ông Trần Văn Bưởi – chủ vựa buôn bán vật liệu xây dựng Hiệp Phát. Từ bé, ông Thanh đã được gửi vào trường Taberd Sài Gòn, một ngôi trường nói tiếng Pháp danh giá bậc nhất lúc bấy giờ, dành cho con cái nhà giàu.
Biến cố đột ngột xảy đến với gia đình khi mẹ ông qua đời, cha ông phải gửi con trai vào cô nhi viện – cách khá xa Đà Lạt. Tuổi thơ với biến cố lớn đã giúp ông chủ Tân Hiệp Phát nghiệm rằng: “Muốn tồn tại thì phải làm tốt và phải chiến đấu”.

“Những năm sống ở cô nhi viện đã khiến tôi hình thành tính cách là không đầu hàng, không bỏ cuộc và làm gì cũng phải đàng hoàng”, ông Thanh từng chia sẻ với báo giới.

Ông Trần Quí Thanh: Từ tuổi thơ cơ cực trong cô nhi viện đến ông chủ Tân Hiệp Phát với giấc mơ tỷ đô rồi sa vào vòng lao lý - Ảnh 3.

Ông Trần Quí Thanh.

Ông Trần Quí Thanh sau đó tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, chuyên ngành kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Sau này, ông nhận bằng Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh của Southern California University (Mỹ).
Xuất thân từ kỹ sư cơ khí nhưng lại rẽ hướng kinh doanh ngành thực phẩm với công việc tại Tổng công ty thực phẩm Trung ương. Tiếp sau đó, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng Cồn Gas & nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty thực phẩm miền Nam. Cũng từ đây vào năm 1994, Cty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát đã được thành lập chuyên sản xuất nước ngọt, nước giải khát có ga, hương vị bia.
Ông Thanh một lần nữa chứng tỏ sự nhạy bén của mình khi chuyển sang sang lĩnh vực sản xuất carbon dioxide và sirô fructose. Đây là nền móng để sau này ông phát triển thêm đồ uống thể thao và nước tăng lực.
Đến năm 2009, Tân Hiệp Phát bắt đầu là cái tên nổi lên trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam khi tung ra trà thảo dược.

Theo đó, nước tăng lực Number 1 và trà thảo mộc Dr. Thanh có thể trải rộng trên kệ hàng ở khắp vùng nông thôn Việt Nam. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Euromonitor International, THP đã bán được khoảng 510 triệu lít đồ uống vào năm 2019.

Tham vọng 3 tỷ đô
Theo Bloomberg, năm 2019,  Trần Quí Thanh cho biết, ông đang tìm kiếm một đối tác chiến lược để có thể đầu tư 3 tỷ USD, giúp Tân Hiệp Phát trở thành một “Red Bull” tiếp theo trong khu vực.
Khi đó, Tân Hiệp Phát kỳ vọng sẽ tăng doanh thu gấp đôi, lên 1 tỷ USD trong vòng 5 năm tới và giá trị của doanh nghiệp có thể đạt 5 tỷ USD.
Trong cuốn Competing with Giants (Vượt lên người khổng lồ) viết bởi tác giả Trần Uyên Phương (con gái ông Thanh) cùng với hai đồng tác giả là Jackie Horne (nhà báo Anh) và chuyên gia kinh tế người Mỹ John Kador được Forbesbook xuất bản trong năm 2018  đã hé lộ, ông Trần Quí Thanh từng từ chối khoản tiền 2,5 tỷ USD mà Coca Cola đã đề nghị mua cổ phần chi phối từ 7 năm trước.

Ông Thanh từng chia sẻ lý do từ chối vì đối tác yêu cầu Tân Hiệp Phát chỉ được phép mở rộng thị phần riêng của mình ở Việt Nam, Lào và Campuchia và từ bỏ việc phát triển sản phẩm mới.
Hiện tại, Tân Hiệp Phát là một thương hiệu lớn, doanh thu cạnh tranh được với các tập đoàn nước giải khát từ nước ngoài tại Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu năm 2011 của Tân Hiệp Phát vào khoảng 6,000 tỷ đồng, không thua kém nhiều so với Pepsi Việt Nam.

Ông Trần Quí Thanh: Từ tuổi thơ cơ cực trong cô nhi viện đến ông chủ Tân Hiệp Phát với giấc mơ tỷ đô rồi sa vào vòng lao lý - Ảnh 4.

Bên trong một nhà máy nước giải khát của Tân Hiệp Phát tại Hậu Giang.

Không chỉ ở lĩnh vực đồ uống, ông chủ Tân Hiệp Phát cùng 2 con gái mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như truyền thông, công nghệ, mua bán nợ, và nổi bật nhất là bất động sản.
Tháng 6/2017, ông Thanh từng tham gia vào HĐQT của Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn và sở hữu 478.482 cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Bà Trần Ngọc Bích – con gái thứ của ông Thanh – cũng từng chi cả trăm tỉ đồng để tham gia đấu giá các khu đất lớn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bài học lớn nhất từ "Cuộc khủng hoảng con ruồi"

"Vụ án con ruồi trong chai Number One" xảy ra vào cuối năm 2014 khiến Tân Hiệp Phát trở thành cái tên gây chú ý rất lớn với truyền thông.

Khi đó, ông Võ Văn Minh (Tiền Giang) phát hiện trong chai Number One Tân Hiệp Phát có con ruồi. Ông Minh liên hệ và đòi 1 tỉ đồng để giữ kín bí mật chai nước có con ruồi.
Phía Tân Hiệp Phát đề xuất tặng ông Minh một số hiện vật nhưng ông không đồng ý, đồng thời hạ giá xuống 600 triệu đồng rồi 500 triệu đồng.

Đến tháng 1/2015, khi ông Minh đang nhận tiền của nhân viên công ty thì bị công an bắt quả tang cùng vật chứng. Sau này, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên bị cáo Võ Văn Minh mức án 7 năm tù vì tội cưỡng đoạt tài sản.

Sau này ông Thanh nói với báo giới, sự việc con ruồi cho ông thật sự thấm thía câu nói “thương trường là chiến trường”.

Theo Hoàng Linh

Cùng chuyên mục
XEM