Nhóm G-7 kêu gọi các chủ nợ quốc tế tạm ngưng thanh toán hoặc xóa nợ vay ngắn hạn với các nước nghèo nhất thế giới do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
Trong một tuyên bố hôm thứ ba vừa rồi, Pháp cho biết các chủ nợ quốc tế lớn sẽ hỗ trợ, làm giảm nhẹ gánh nặng nợ đối nhóm các quốc gia nghèo nhất trên thế giới và điều này sẽ giúp họ đối phó với sự lan rộng của đại dịch virus corona.
Trong một tuyên bố hôm thứ ba vừa rồi, Pháp cho biết các chủ nợ quốc tế lớn sẽ hỗ trợ, làm giảm nhẹ gánh nặng nợ đối nhóm các quốc gia nghèo nhất trên thế giới và điều này sẽ giúp họ đối phó với sự lan rộng của đại dịch virus corona. Suy thoái của nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ trước đến giờ kể từ năm 1930.
Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire chia sẻ: “Các quan chức tài chính từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G-20) dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận khi họ tổ chức cuộc họp trực tuyến vào thứ tư này”.
Ông cho biết khoảng 76 quốc gia, bao gồm 40 quốc gia ở châu Phi gần sa mạc Sahara, sẽ đủ điều kiện để các chủ nợ thuộc các tổ chức chính phủ hay các tổ chức cá nhân từ các quốc gia khác tạm ngưng đề nghị thanh toán khoản nợ trị giá 20 tỷ USD. Còn lại, khoản thanh toán 12 tỷ USD vay từ các tổ chức đa phương sẽ được sắp xếp, đàm phán tiếp.
“Chúng tôi hy vọng đạt được thỏa thuận tạm hoãn các khoản nợ vay ở cấp độ các nước song phương và của các chủ nợ tư nhân với tổng số tiền lên đến 20 tỷ USD”, ông Le Lerere chia sẻ với các nhà báo. Phát biểu này được đưa ra ngay trước khi các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm G-7 gặp nhau thông qua cuộc họp online hôm thứ ba. Họ đã và đang tìm mọi cách để hỗ trợ việc xóa nợ tạm thời cho nhóm nước nghèo nhất, đề nghị này cũng được hỗ trợ bởi nhóm G-20 và Paris Club.
Trong một tuyên bố chung, họ nói rằng tất cả đã sẵn sàng “tạm ngưng đề nghị thanh toán các khoản nợ do các yêu cầu song phương chính thức đối với tất cả các quốc gia đủ điều kiện nhận tài trợ ưu đãi của Ngân hàng Thế giới”. Thỏa thuận này sẽ thành công nếu có sự tham gia của Trung Quốc và các quốc gia khác trong Nhóm G20 và theo thỏa thuận với nhóm chủ nợ của Paris Club.
Các nguồn tin thân cận chia sẻ với Reuters trong tuần này rằng họ dự kiến G-20 sẽ phê chuẩn việc tạm ngưng đề nghị thanh toán nợ ít nhất cho đến cuối năm nay, bất chấp thỏa thuận này gặp phải sự phản đối của Trung Quốc. Trung Quốc gần đây đã vượt qua Ngân hàng Thế giới và trở thành chủ nợ cho vay chính để giúp các nước khác phát triển đặc biệt là các nước ở Châu Phi.
Các quan chức tài chính từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G-20) dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận khi họ tổ chức cuộc họp trực tuyến vào thứ tư này.
Nhà kinh tế trưởng IMF, Gita Gopinath nhận định rằng thỏa thuận này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nước nghèo nhất thế giới, giải phóng các nguồn lực có thể được sử dụng để cải thiện các hệ thống chăm sóc sức khỏe vào thời điểm mà nguồn lực bị cạn kiệt và khan hiếm do giá cả hàng hóa sụt giảm và dòng vốn lớn đổ ra ngoài.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, David Malpass, chia sẻ trên trang twitter cá nhân rằng, ông cảm ơn Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã tổ chức cuộc họp G-7 và cảm ơn sự ủng hộ của Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tếKristalina Georgieva để có thể tạm ngưng thanh toán các khoản nợ.
Ngân hàng Thế giới và IMF đã bắt đầu giải ngân gói viện trợ khẩn cấp cho các quốc gia đang đấu tranh để ngăn chặn virus corona và giảm thiểu tác động kinh tế của nó. Lần đầu tiên họ đưa ra lời kêu gọi tạm ngưng thanh toán các khoản nợ vào ngày 25/3, nhưng nó chưa được chính thức xác nhận bởi các quốc gia từ nhóm G-20. IMF, trong Triển vọng kinh tế thế giới năm 2020, cho biết đại dịch sẽ làm quy mô nền kinh tế toàn cầu giảm đi khoảng 3,0%, nhưng cảnh báo tác động có thể tồi tệ hơn nhiều.
Ông Gopinath cho biết đại dịch có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều ở các nền kinh tế đang phát triển khi chính phủ những nước này vẫn chưa phong tỏa, cách ly toàn thành phố như ở Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều này cũng cần xem xét và bổ sung thêm một rủi ro nhược điểm quan trọng cho dự báo của IMF.
Dự báo này cung cấp một bối cảnh ảm đạm cho các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới. Thông thường các cuộc họp như vậy thu hút 10.000 người đến Washington tham dự nhưng giờ đây đang được tổ chức online trong tuần này vì ảnh hưởng của đại dịch.
Phương án hủy nợ
Trong tuyên bố của mình, các quan chức nhóm G-7 cũng kêu gọi sự đóng góp nhiều hơn cho 2 quỹ của IMF là Quỹ Thảm họa & Ngăn chặn Thảm họa (CCRT) và Quỹ Giảm nghèo & Tăng trưởng, hỗ trợ các nước nghèo trên thế giới. Họ nói rằng nỗ lực giảm nợ nên bao gồm cả các chủ nợ tư nhân trên cơ sở tự nguyện.
Thỏa thuận này sẽ thành công nếu có sự tham gia của Trung Quốc và các quốc gia khác trong Nhóm G20 và theo thỏa thuận với nhóm chủ nợ của Paris Club.
Các nước phương Tây trong nhiều năm đã đòi hỏi sự minh bạch về việc cho vay của chính phủ, ngân hàng hay các công ty của Trung Quốc, nhưng phía Trung Quốc thường tránh đề cập vấn đề này. Một quan chức của bộ tài chính Pháp cho biết các chủ nợ tư nhân đã đồng ý trên cơ sở tự nguyện tạm chuyển hoặc tái cấp vốn 8 tỷ USD nợ của các nước nghèo nhất.
Le Maire cho biết còn lại khoản nợ 12 tỷ USD từ các nhà cho vay đa phương cũng được kêu gọi để tham gia sáng kiến xóa nợ. IMF hôm thứ hai đã công bố khoản tài trợ giảm nợ ban đầu trị giá 215 triệu USD cho 25 quốc gia từ CCRT. Quỹ giảm nghèo và phát triển thì có khoảng 500 triệu USD, nhưng IMF muốn tăng con số này lên 1,4 tỷ USD.
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ các nhóm phi lợi nhuận ví dụ như Giáo hoàng Francis và những người khác vẫn đang hàng ngày theo dõi việc tạm hoãn đề nghị thanh toán nợ với việc xóa nợ cho nhóm nước nghèo nhất.
Liên đoàn AFL-CIO và gần 80 nhóm tín ngưỡng khác vào thứ ba kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ, IMF và các quốc gia G-20 hủy bỏ các khoản thanh toán nợ đối với các nước đang phát triển và huy động thêm các nguồn lực để hỗ trợ tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự lan rộng của đại dịch.
Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron hôm thứ hai cho biết rằng các nước châu Phi nên được giúp đỡ bằng cách ồ ạt xóa nợ. Mặc dù ông không đưa ra chi tiết, nhưng Le Maire cho biết việc xóa nợ hoàn toàn nên diễn ra trong từng trường hợp cụ thể và phối hợp với các công ty cho vay đa phương vào cuối năm, tùy thuộc vào tình hình kinh tế của các quốc gia cũng như sự phát triển của hàng hóa thị trường và dòng vốn.