Đại dịch thay đổi cách tuyển dụng ở Trung Quốc: Phỏng vấn online được dùng trong mọi ngành nghề, các công ty đưa AI vào gắn nhãn cho CV ứng tuyển, ứng viên có thể xin việc ngay khi đang cách ly tại nhà
Các cuộc phỏng vấn trực tiếp tại Trung Quốc thường được hoãn lại trong bối cảnh phong tỏa thành phố, cách ly xã hội và đóng cửa tạm thời nhiều doanh nghiệp.
“Hãy nhớ nở nụ cười, tăng cường giao tiếp bằng ánh mắt và đừng quên bắt tay với nhà tuyển dụng.”
Trong nhiều năm, đó là lời khuyên cho hầu hết những sinh viên mới tốt nghiệp đang tìm kiếm một công việc. Tuy nhiên, tất cả những lời khuyên như vậy dường như trở nên dư thừa trong những tháng gần đây. Điển hình tại Trung Quốc, các cuộc phỏng vấn trực tiếp thường được hoãn lại trong bối cảnh phong tỏa thành phố, cách ly xã hội và đóng cửa tạm thời nhiều doanh nghiệp.
Wang Hengli, 22 tuổi, tốt nghiệp Học viện Công nghệ Vũ Hán cho biết hai trong số bốn lời mời làm việc anh nhận được gần đây hoàn toàn thông qua các cuộc phỏng vấn online. Ban đầu anh không quen nói chuyện với bộ phận nhân sự thông qua màn hình máy tính nhưng giờ đây Wen cảm thấy khá thích việc phỏng vấn online vì sự thuận tiện của nó.
“Nhà tuyển dụng vẫn có thể nhìn thấy rõ ứng viên và nó giúp tôi rất nhiều cũng như tránh được một số khoảnh khắc khó xử nếu tôi quá lo lắng và không biết đặt tay mình ở đâu”, Wang nói. Wang chỉ là một trong số 8,7 triệu sinh viên đại học dự kiến sẽ gia nhập lực lượng lao động trong năm nay khi đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nền kinh tế và làm phức tạp quá trình tuyển dụng.
Tác động của đại dịch đã khiến nhiều xu hướng kỹ thuật số và công nghệ ảnh hưởng đến xã hội, chẳng hạn như ngành giáo dục và y tế.
Tác động của đại dịch đã khiến nhiều xu hướng kỹ thuật số và công nghệ ảnh hưởng đến xã hội, chẳng hạn như ngành giáo dục và y tế. Bây giờ ngành công nghiệp tuyển dụng truyền thống đang bị gián đoạn khi Trung Quốc vật lộn với một cuộc khủng hoảng thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của đất nước đã tăng lên 6,2% trong tháng 1 và tháng 2, từ mức 5,3% một năm trước đó.
Để giúp sinh viên mới tốt nghiệp tìm được việc làm, Bộ Giáo dục (MOE) đã khởi động một dự án tuyển dụng trực tuyến có tên 24365, nghĩa là 24 giờ một ngày 365 ngày một năm, vào cuối tháng hai.
Chiến dịch do MOE điều hành trên các nền tảng tuyển dụng của riêng mình cũng và năm trang web tuyển dụng thương mại lớn bao gồm Zhaopin.com, BOSS Zhipin, 51job, Liepin.com và ChinaHR.com. Bộ Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc (MOHRSS) cũng đã khởi động một dự án tuyển dụng trực tuyến trên toàn quốc với các công ty bao gồm Zhaopin.com, nền tảng video ngắn Douyin và nền tảng thanh toán di động Alipay vào ngày 20/3.
Theo sáng kiến này, Alipay đã ra mắt hội chợ việc làm ảo với khoảng 60.000 nhà tuyển dụng vào ngày 23/3. Ở đó, ứng viên có thể kiểm tra hồ sơ của tất cả các nhà tuyển dụng tiềm năng và cơ hội việc làm, và gửi hồ sơ trực tuyến của họ. “Hội chợ việc làm trực tuyến dự kiến sẽ tối ưu hóa quá trình tìm kiếm và tuyển dụng việc làm”, Alipay cho biết trong một phát biểu gần đây.
Alipay đã ra mắt hội chợ việc làm ảo với khoảng 60.000 nhà tuyển dụng vào ngày 23/3
Jiao Yujia, một nhà phân tích từ công ty nghiên cứu thị trường iResearch nhận định: “Các nền tảng tuyển dụng đang được chuyển đổi kỹ thuật số như nhiều doanh nghiệp khác. Phỏng vấn video (online) có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và nâng cao hiệu quả tuyển dụng”.
Liepin.com, một trong những nền tảng phát triển nghề nghiệp lớn nhất của Trung Quốc với 450.000 khách hàng doanh nghiệp và 150.000 công ty săn đầu người được chứng nhận, đã ra mắt sản phẩm phỏng vấn video Duomian vào tháng 3. Duomian, miễn phí và mở cửa cho tất cả các công ty trong một thời gian giới hạn, giúp các công ty quản lý và thực hiện hiệu quả các đợt phỏng vấn video.
Trước năm 2017, các trang web tuyển dụng trực tuyến chỉ là nền tảng thu thập thông tin bắc cầu cho các doanh nghiệp và người tìm việc, một phần nhỏ trong toàn bộ quy trình tuyển dụng. Từ việc đăng tuyển các vị trí công việc, lựa chọn CV, phỏng vấn cho đến đàm phán quyền lợi, có thể thấy rằng toàn bộ quá trình tuyển dụng đang diễn ra trực tuyến.
Các thuật toán tự động sẽ sử dụng công nghệ AI gắn nhãn cho mỗi sơ yếu lý lịch trên nền tảng với 300 đến 400 thẻ giúp các công ty đánh giá liệu người tìm việc có phù hợp với mô tả công việc hay không, giới thiệu công việc phù hợp hơn cho ứng viên tại hội chợ việc làm trực tuyến và giúp người tìm việc hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của họ sản phẩm đánh giá nghề nghiệp của họ, theo nền tảng.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc - Tencent và Yahoo là một trong số các công ty đã tuyên bố rằng họ sẽ chỉ tham gia vào chương trình tuyển dụng online tránh tiếp xúc trực tiếp với ứng viên trong mùa đại dịch.
Quy trình tuyển dụng giờ đây giảm tại việc đi lại và do đó sinh viên mới tốt nghiệp sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng thấp hơn bình thường. Các công ty cũng đã cập nhật và tham gia các hội chợ việc làm trực tuyến để phá vỡ các ranh giới vật lý, cho phép ứng viên liên lạc trực tiếp với giám đốc bộ phận và nhân sự thông qua các buổi phát trực tiếp.
Một hội chợ việc làm được phát trực tiếp do Tencent tổ chức đã thu hút hơn 70.000 người xem. Gã khổng lồ công nghệ cho biết họ sẽ tập trung vào tuyển dụng cho các vị trí trong các ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch năm nay, như chăm sóc sức khỏe, giáo dục hay dịch vụ hành chính.
Việc lựa chọn tuyển dụng trực tuyến giúp cho các sinh viên mới tốt nghiệp như Summer Liu Wen từ tỉnh Hồ Bắc có cơ hội tìm kiếm việc làm trong khi bị cách ly ở nhà. (ảnh minh họa)
Việc lựa chọn tuyển dụng trực tuyến giúp cho các sinh viên mới tốt nghiệp như Summer Liu Wen từ tỉnh Hồ Bắc có cơ hội tìm kiếm việc làm trong khi bị cách ly ở nhà. “Tôi rất lo lắng vì mình sẽ chuẩn bị tốt nghiệp vào tháng 6 và bây giờ hiện tại đã là tháng tư, Liu nói. Cô đã phải cách ly ở nhà trong hai tháng qua vì lệnh phong tỏa của thành phố.
“Các sinh viên thường tìm một kỳ thực tập vào tháng 2 hoặc tháng 3 trước khi họ tốt nghiệp và gia nhập lực lượng lao động, nhưng tôi đã không thể tham gia thực tập bởi sự bùng phát của đại dịch”. Thay vào đó, Liu theo dõi kỹ các bài đăng tìm kiếm công việc thông qua dự án 24365 và đã đăng ký một chỗ cho mình tại hội chợ việc làm trực tuyến do trường đại học của cô tổ chức vào tháng tư.
Liu hiện tại đang theo học chuyên ngành kỹ thuật truyền thông tại Đại học Vũ Hán. Đại dịch bùng nổ đã khiến cô phải thay đổi kế hoạch nghề nghiệp. Hiện cô đang chuẩn bị cho kỳ thi để lấy bằng cấp giảng dạy sau nhận thấy sự gia tăng nhu cầu trong ngành giáo dục trực tuyến mùa đại dịch.
Tuy nhiên, điều đó có thể vẫn không phải là một con đường an toàn: nhiều bài kiểm tra đã bị hoãn lại do tình hình hiện tại và không có gì đảm bảo rằng những bài kiểm tra, đánh giá dành cho giáo viên sẽ không bị trì hoãn. “Tôi thực sự lo lắng về luận án tốt nghiệp của mình, làm thế nào để tìm việc làm và tôi rất bối rối về tương lai của mình, Liu nói.