Nhật Bản: Tăng lương cơ bản càng khiến khủng hoảng kéo dài
Vừa qua, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chính thức công bố dự thảo tăng mức lương cơ bản trong kỳ họp sắp tới giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận nhằm cứu vãn nền kinh tế vang bóng một thời.
Sáng kiến này được thủ tướng Nhật Bản kỳ vọng sẽ phục hồi nền kinh tế và được ông Abe gọi là Abenomics. Tuy nhiên, nhiều nghi vấn đã được đặt ra đối với những chính sách kinh tế này của ông Abe.
Chiến lược Abenomics bao gồm 2 "mũi tên" chính bao gồm nới lỏng chính sách tiền tệ và bơm tiền vào thị trường thông qua kích thích tài chính. Đồng thời, Nhật Bản tăng thuế tiêu thụ vốn được áp dụng kể từ thời kỳ bong bóng chứng khoán Tokyo năm 1989.
Không có gì ngạc nhiên khi chính sách này bắt đầu bộc lộ sự yếu kém trong việc giải quyết các vấn đề hiện tại của nền kinh tế đất nước mặt trời mọc. Chiến lược Abenomics được đánh giá là khá "quen thuộc" không có gì mới bởi trước đó Mỹ, và các nước trong khối EU cũng đã từng áp dụng.
Câu hỏi được đặt ra là bằng cách nào chính sách tăng lương có thể phục hồi nền kinh tế Nhật?
Sáng kiến nâng lương cơ bản được ông Abe xây dựng trước thực tế công nhân ở các nền kinh tế đang phát triển được hưởng một mức lương khá cao, hoặc ít nhất họ được hưởng một mức lương xứng đáng với sức lao động của mình. Theo cách đó, một mức lương cao hơn sẽ giúp kích thích lực lượng lao động sản xuất từ đó kích thích nền kinh tế phát triển.
Chiến lược Abenomics nhắm tới việc tăng mức lương cơ bản từ đó giúp kích thích tiêu dùng và nhu cầu hàng hóa. GDP và tốc độ tăng trưởng được kỳ vọng sẽ tăng vọt nhờ nhu cầu tiêu dùng được đẩy mạnh.
Nếu coi kinh tế là một cái máy thì điều giả thiết trên có thể thành hiện thực. Tuy nhiên, thực tế điều này còn phản tác dụng. Khi lương tăng, đồng nghĩa với việc giá cả các mặt hàng cũng sẽ tăng dẫn đến nhu cầu mua hàng giảm và hệ quả cuối cùng là việc làm bị cắt giảm.
Nếu mức lương cơ bản thấp, các doanh nghiệp sẽ tăng cường tuyển nhân viên. Nhiều việc làm được tạo ra khiến sản xuất được thúc đẩy dẫn đến lượng tiêu thụ hàng hóa trên đầu người sẽ tăng. Khi lượng hàng hóa tăng sẽ khiến giá cả sẽ giảm kéo theo đó sức mua sẽ tăng. Đây là cách mà một nền kinh tế vượt qua thời kỳ bong bóng tạo ra bởi lạm phát tiền tệ.
Cũng chính vì lí lẽ trên, nếu ông Shinzo Abe muốn tăng việc làm và mức lương thực tế cho Nhật Bản, cách tốt nhất lúc này là loại bỏ ngay những chính sách lỗi thời, từng thất bại trong quá khứ chỉ tổn càng kéo dài cuộc khủng hoảng của nền kinh tế già cỗi.