'Giàu có không hạnh phúc như tôi từng nghĩ'
Đó là chia sẻ của Chamath Palihapitiya-nhà sáng lập của The Social+Capital Partnership, một người làm giàu từ hai bàn tay trằng.
Là một người nhập cư tại Canada, Palihapitiya lớn lên nhờ phúc lợi xã hội và sống trên tại hiệu giặt với ông bố thất nghiệp. Không được những đứa bạn “giàu có” đồng trang lứa để ý, Palihapitiya lúc đó đã luôn tâm niệm rằng tương lai phải cố gắng hết sức để không còn nghèo nữa. Anh luôn mơ đến một ngày nào đó sẽ có tên nằm trong danh sách những nhà tỷ phú của Forbes.
Palihapitiya nói rằng “Tôi đã lớn lên trong hoàn cảnh rất nghèo và tôi đã nghĩ rằng mình thực sự muốn trở nên giàu có. Nhưng có như thế tôi mới có thể thấy được thế giới thực sự là như thế nào”.
Có lẽ chính bởi vì tư tưởng này, Palihapitiya đã nhanh chóng trở thành một trong những lãnh đạo thành công nhất khi tuổi còn trẻ. Đến năm 26 tuổi, anh đã là phó chủ tịch trẻ tuổi nhất trong lịch sử công ty AOL và sau đó khi gia nhập vào Facebook năm 2007, là quản lý truyền thông xã hội cấp cao có nhiệm kỳ dài nhất. Nhờ đó,Palihapitiya đã sở hữu khối tài sản khoảng 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, khi đạt được mục đích trở nên giàu có, Palihapitiya nói rằng điều này không thực sự khiến anh hạnh phúc và vui vẻ như anh đã từng nghĩ. Anh nhận ra rằng trừ khi anh làm được một điều gì đó ý nghĩa với sự giàu có của mình và tạo ra ảnh hưởng lớn thì lúc này giàu có mới mang lại hành phúc.
Anh nói rằng: “Điều quan trọng nhất mà tôi đã kịp nhận ra là bạn cần những điều phù phiếm như thế này ( trở nên giàu có) để là chất xúc tác ban đầu làm động lực giúp bạn thoát ra khỏi bất cứ những gì đang kìm giữ bạn. Nhưng sau đó, điều nên làm là sử dụng điều phù phiếm đó như một công cụ dẫn đến một mục tiêu dài hạn có ý nghĩa hơn, giúp bạn thực sự tập trung và có cuộc sống thực ý nghĩa.”
Sau khi rút ra khỏi Facebook, Palihapitiya sáng lập một công ty liên doanh vốn có tên The Social+Capital Partnership. Công ty này khác với các công ty liên doanh vốn khác ở chỗ hầu hết các khoản đầu tư cho các công ty khác là để giải quyết các vấn đề xã hội toàn cầu. Ví dụ như khoản đầu tư vào công ty Glooko, chuyên về thiết bị theo dõi tiểu đường và Tree House, công ty đào tạo các kỹ sư máy tính và giúp họ tìm việc.
>> 'Bỏ việc ngân hàng là quyết định đúng đắn nhất của đời tôi!'
Theo Mai Thanh