Cái chết- nỗi ám ảnh lớn nhất của cuộc đời Steve Jobs
Steve Jobs tin rằng cuộc sống của mình sẽ không kéo dài và điều đó thôi thúc ông tạo ra ảnh hưởng trước khi mất.
Trong cuốn sách “Inside Steve’s Brain”, tác giả Leander Kahney cho biết ông đọc mọi thứ về Steve Jobs như mọi bài phỏng vấn, bài viết trên tạp chí được xuất bản trong vài thập kỷ để viết nên cuốn sách. Một điểm nổi bật mà Leander Kahney phát hiện ra là số lần Jobs để cập đến cái chết như một động lực cho cuộc sống. Leander Kahney vốn là một nhà báo công nghệ đồng thời là tác giả của 4 cuốn sách tập trung về các sản phẩm Apple cũng như Steve Jobs hay Jony Ive.
Leander Kahney cho biết nhiều lần Steve Jobs nói rằng ông bị thôi thúc phải tạo ra sự ảnh hưởng khi mà thời gian của ông không còn nhiều. Steve Jobs bị ảm ảnh bởi cái chết đến nỗi ông cạnh tranh ngay cả với nghệ sỹ múa sáng tạo Emily Johnson. Thậm chí ngay khi ở lứa tuổi 20, ông cũng bị ám ảnh bởi cái chết. Theo cựu CEO John Sculley, Jobs tin rằng cuộc sống của mình sẽ không kéo dài và điều đó thôi thúc ông tạo ra ảnh hưởng trước khi mất. Sculley cũng cho rằng đó là lý do tại sao Jobs lại có động lực và tham vọng như vậy.
Trong một bài phát biểu mở màn cho sinh viên sắp tốt nghiệp của đại học Standford năm 2005, Jobs từng chia sẻ:
“Cần nhớ rằng việc tôi có thể chết sớm đã trở thành động lực quan trọng nhất giúp tôi đưa ra những quyết định lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết mọi thứ- sự mong đợi của người khác, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, sự bối rối hay sự thất bại- tất cả đều biến mất khi phải đối mặt với cái chết, để lại duy nhất những gì thực sự quan trọng.
Cần nhớ rằng việc bạn có thể chết sớm là cách thức tốt nhất mà tôi biết để tránh cái bẫy của lối suy nghĩ cho rằng bạn sắp mất đi thứ gì đó. Thực tế bạn chẳng còn gì cả. Không có lý do gì để không thực hiện theo sự mách bảo của con tim.”
Tại thời điểm này, Steve Jobs đã được chẩn đoán bệnh ung thư nhưng ông lại sử dụng cái chết trở thành một công cụ hữu ích. Jobs chia sẻ với các sinh viên Standford như sau:
“Không ai muốn chết cả. Thậm chí những người muốn đi đển thiên đường cũng không muốn chết để được đi đến đó. Tuy nhiên cái chết là điều mà tất cả chúng ta đều phải trải qua. Chưa ai từng thoát khỏi nó. Và nó phải diễn ra như vậy bởi Cái chết được coi la sự sáng tạo vĩ đại nhất của Cuộc sống. Nó là nhân tố làm thay đổi Cuộc sống. Nó xỏa bỏ cái cũ để dọn đường cho cái mới.
Ngay bây giờ bạn là cái mới nhưng một ngày không xa bạn sẽ dần dần trở thành cái cũ và bị xóa bỏ. Xin lỗi vì đã làm các bạn chấn động nhưng điều đó khá là đúng.
Thời gian của bạn không có nhiều, vì thế đừng lãng phí nó để sống cuộc sống của người khác. Đừng bị mắc bầy vào những giáo điều- tức là sống với những kết quả từ lối suy nghĩ của người khác. Đừng để tiếng nói của người khác lấn át tiếng nói của chính bạn. Bằng một cách nào đó chúng biết bạn thực sự muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là phụ.”
Apple chắc chắn sẽ không bao giờ giống như trước khi không có Steve Jobs nhưng khi ông vắng mặt gã khổng lồ công nghệ này cũng không hề sụp đổ. Quy luật cũ- mới mà Steve Jobs nhắc đến bạn cũng có thể thấy rõ ở ngay chính Apple. Apple dưới thời Tim Cook cũng gặt hái nhiều thành công, thăng hóa không kém với vốn hóa đạt trên 730 tỷ USD, Apple làm từ thiện nhiều hơn dười thời Tim Cook hay Apple không còn là cuộc độc diễn của một người,…
>> Những sự thật thú vị ít người biết về Steve Jobs
Thảo Nguyên