10 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán năm 2013
Còn một tuần nữa kết thúc năm 2013, tuy nhiên các vị trí top đầu những người giàu nhất sàn chứng khoán năm nay gần như đã chắc chắn.
Năm 2013, thị trường chứng khoán khởi sắc cả về điểm số lẫn thanh khoản, VN-Index tăng hơn 22% trong khi HNX-Index tăng 19,63%. Nhiều cổ phiếu tăng gấp đôi thậm chí gấp 3 trong năm qua đã mang lại hàng nghìn tỷ đồng cho các ông chủ công ty.
Tổng giá trị tài sản của 10 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2013 đạt hơn 43.900 tỷ, tăng 7.130 tỷ so với năm trước tương đương tăng 16,24%.
Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán 2013
Top 10 những người giàu nhất sàn chứng khoán ngoài 2 vị trí quán quân và á quân không đổi thì những vị trí tiếp theo có sự thay đổi đáng kể. Ông Lê Phước Vũ (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen) và ông Đặng Thành Tâm (KBC) vào top 10 thay cho ông Nguyễn Văn Đạt (PDR) và Nguyễn Tuấn Hải (Alphanam).
1. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup chắc chắn đứng đầu top người giàu trên TTCK năm nay với tổng giá trị tài sản hiện tại tính theo số lượng cổ phiếu VIC đang nắm giữ đạt 19.780 tỷ đồng, tăng 2.595 tỷ đồng so với đầu năm và gấp 3 giá trị tài sản của người kế tiếp là ông Đoàn Nguyên Đức. Chỉ tính riêng phiên giao dịch ngày 23/12, giá cổ phiếu VIC tăng 4.000 đồng/cp đã mang lại cho ông Vượng hơn 1.000 tỷ đồng.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp ông Vượng giữ vị trí ngôi vương những người giàu nhất sàn chứng khoán, giá trị tài sản hiện tại của ông Vượng gấp 5 lần so với năm 2007. Là tỷ phú đô la đầu tiên tại Việt Nam (theo Forbes) nhưng ông Vượng khá thầm lặng, rất ít xuất hiện trên truyền thông. Tuy nhiên ông Vượng vẫn đứng trong top các từ khóa được tìm kiếm nhiều tại Việt Nam trong năm nay (theo Google).
Tập đoàn Vingroup, năm nay nổi bật với việc khai trương 2 dự án bất động sản lớn tại Hà Nội là Vinhomes Royal City và Vinhomes Times City, với hệ thống bán lẻ Mega Mall có diện tích lớn nhất tại Việt Nam.
Giá cổ phiếu VIC trong năm 2013 tính đến thời điểm 24/12 tăng hơn 15% so với đầu năm, số lượng cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ trong năm 2013 lên tới 284,62 triệu cổ phiếu, tăng 32,5% so với cuối năm 2012 do đầu năm 2013 VIC đã chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1000:325.
Giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng gấp 5 lần sau 7 năm (đơn vị: tỷ đồng)
2. Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Với tổng giá trị tài sản đạt 6.513 tỷ đồng, đây là năm thứ 5 liên tiếp ông Đức giữ vị trí á quân những người giàu nhất sàn chứng khoán. Giá trị tài sản của ông Đức trong năm 2013 tăng 906 tỷ đồng nhờ giá cổ phiếu HAG tăng 10,58%. Số lượng cổ phiếu HAG ông Đức nắm giữ tính đến cuối năm 2013 tăng 51,93 triệu cổ phiếu do trong năm 2013 HAG tăng vốn 20%, chào bán cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp.
Năm nay ông Đức đã mạnh tay sắp xếp, tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, như bán mảng thủy điện, tập trung vào cao su, mía đường tại Lào, Cam-Pu-Chia; bắt tay làm 1 dự án bất động sản lớn tại Myanmar...
Mặc dù có ý kiến cho rằng giờ đây phần lớn tài sản của HAG không nằm ở Việt Nam, tuy nhiên ông Đức vẫn là 1 tỷ phú Việt Nam giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán. Ngoài ra, câu chuyện về 1 tổ chức nước ngoài đưa ra các cáo buộc với HAG là 1 vấn đề cũng làm ông Đức phải đau đầu trong năm nay, tuy vậy điều này có vẻ như chẳng hề hấn gì với cổ phiếu của HAG.
3. Ông Trần Đình Long - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát
Năm tới, dự án Mandarin Garden của Hòa Phát sẽ được hạch toán doanh thu.
Tài sản của ông Trần Đình Long, chủ tịch HPG, tăng 1.900 tỷ trong năm 2013
6. Giá cổ phiếu MSN (tập đoàn Masan) giảm 17% trong năm 2013 từ mức 102.000 đồng/cp xuống 85.000 đồng/cp đã khiến hai thành viên HĐQT của MSN là bà Nguyễn Hoàng Yến mất 371 tỷ và ông Hồ Hùng Anh giảm 268 tỷ đồng. Hai ông bà này giảm 2 bậc so với năm ngoái, đứng vị trí thứ 6 và thứ 9.
Vị trí thứ 6, Bà Nguyễn Hoàng Yến sinh năm 1963 tại Hà Nội, có trình độ chuyên môn là Cử nhân Nga Văn, bà là vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Masan. Bà Yến từng là giáo viên trường Cao đẳng kiểm sát trong 3 năm (1987 – 1990) và từ năm 2000 đến nay bắt đầu giữ chức vụ tại Masan, ngoài ra bà còn là Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Vina cà phê Biên Hòa và Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer).
Bà Hoàng Yến nắm giữ hơn 21,7 triệu cổ phiếu Masan, tuy nhiên ông Quang lại chỉ sở hữu trực tiếp có 10 cổ phiếu MSN (!). Ngoài ra bà Yến còn nắm giữ gần 7 triệu cổ phiếu Techcombank.
Ông Hồ Hùng Anh đứng vị trí số 9 là chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank (Masan nắm 30% lợi ích), năm nay ông Hồ Hùng Anh tiếp tục lãnh đạo Techcombank để vượt qua giai đoạn khó khăn chung của ngành ngân hàng và nền kinh tế, dấu ấn của ông có lẽ là quyết định thay thế TGĐ người nước ngoài bằng 1 TGĐ Việt Nam.
Giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh mới chỉ tính giá trị cổ phiếu niêm yết trên sàn, thực tế ông Hồ Hùng Anh còn nắm giữ gần 12 triệu cổ phiếu Techcombank và sở hữu gián tiếp cổ phần tại các công ty khác Masan.
Ông Hồ Hùng Anh
7. “Bước nhảy thần kỳ” nhất năm 2013 thuộc về ông Lê Phước Vũ (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen) khi giá trị tài sản của ông này tăng 1.020 tỷ trong năm 2013, tăng 120% so với năm trước nhờ giá cổ phiếu HSG tăng 139% trong năm qua. Ông Vũ hiện nắm giữ 42,87 triệu cổ phiếu HSG.
Dưới sự lãnh đạo của ông Vũ, năm nay HSG đã có 1 sự kiện truyền thông nổi bật khi đã mời diễn giả Nick Vujicic, 1 chàng trai không tay không chân sang Việt Nam, trong tuần diễn ra sự kiện giá cổ phiếu HSG tăng liên tục, giúp tài sản của ông Vũ tăng lên ngưỡng 100 triệu USD.
8. Ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đại Dương, giá trị tài sản đạt 1.569 tỷ đồng, tăng 205 tỷ so với năm trước. Năm nay, ông Thắm tham gia vào HĐQT của 1 DN niêm yết lớn thứ 2 Việt Nam là Vinamilk, đồng thời đã đẩy mạnh mảng bán lẻ với thương hiệu Ocean Mart.
Cuối năm, 1 vụ lùm xùm về khu đất Zone 9 (số 9 Trần Thánh Tông) cũng tốn nhiều giấy bút của báo giới, điều thú vị là khu đất vàng này được cho là có liên quan tới tập đoàn Ocean Group nơi ông Thắm làm chủ tịch. Ông Thắm nổi tiếng là 1 đại gia có sở thích "săn" đất vàng.
Ông Hà Văn Thắm
10. Ông Đặng Thành Tâm tăng 3 bậc và quay lại vị trí top 10, sau khi bị ra khỏi top vào năm 2012 do giá cổ phiếu KBC và ITA giảm mạnh. Năm nay, giá cổ phiếu ITA tăng 59% và KBC tăng 71%, khiến giá trị tài sản của ông Tâm tăng 398 tỷ trong năm, đạt 1.295 tỷ đồng.
Năm nay là 1 năm có lẽ không được suôn sẻ lắm với ông Tâm, ông chia tay với cả 2 ngân hàng (Navibank, Westernbank), đối mặt với khoản nợ lớn con số nghìn tỷ của tập đoàn. Hoạt động kinh doanh của KBC, Saigontel nhìn chung lao đao.
Tuy vậy, ông Tâm vẫn có 1 tin vui là tập đoàn LG của Hàn Quốc đã quyết định đầu tư 1,5 tỷ USD vào khu công nghiệp Tràng Duệ do KBC làm chủ đầu tư.
“Mất tiền” nhiều nhất trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2013 là trường hợp của ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Alphanam, giá trị tài sản của ông này trên sàn chứng khoán giảm 570 tỷ (-54,4%) do công ty có ý định muốn hủy niêm yết và giá cổ phiếu ALP giảm hơn 54% trong năm 2013, từ mức 9.000 đồng/cp xuống còn 4.100 đồng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu giảm có lẽ lại là tin vui với ông Hải, vì ông có ý định mua lại toàn bộ cổ phiếu trôi nổi trên thị trường.
Theo CafeF/Trí thức trẻ