Người nổi tiếng đâu chỉ PR sản phẩm, họ còn đang góp phần “chọn lọc” văn hóa và bảo vệ chủ quyền Việt Nam

28/03/2025 10:50 AM | Sống

Trong thời đại mọi thứ đều “on trend”, từ đồ ăn, quần áo tới phim ảnh và cả… trò chơi, có một sự thật là: không phải cái gì nổi cũng lành mạnh. Những chi tiết nhỏ như hình ảnh bản đồ, sticker, hay biểu tượng trong sản phẩm văn hóa – đôi khi lại ẩn chứa những thứ chẳng hề nhỏ: vấn đề chủ quyền quốc gia.

Thời gian gần đây, nhiều sản phẩm quốc tế – từ đồ chơi đến ứng dụng, phim ảnh – bị phát hiện lồng ghép hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp. Không phải ai cũng dễ nhận ra, vì nó được giấu khá khéo: có khi là nét vẽ trên mặt búp bê, có khi là bản đồ hiện trong vài giây của một bộ phim. Nhưng một khi bị phát hiện, làn sóng phản ứng từ cộng đồng Việt là rất rõ ràng – và hoàn toàn chính đáng.

Người nổi tiếng: Không chỉ là gương mặt thương hiệu, mà còn là người “chọn lọc” xu hướng văn hóa

Nếu một sản phẩm được một KOL hoặc nghệ sĩ yêu thích, khả năng cao nó sẽ được cả cộng đồng quan tâm. Và cũng vì thế, người nổi tiếng không còn là người “xài gì cũng được”, mà là người cần tỉnh táo hơn ai hết khi quyết định hợp tác với một nhãn hàng, hay đơn giản chỉ là chia sẻ sở thích cá nhân trên mạng xã hội.

Thực tế đã từng có những trường hợp nghệ sĩ Việt vướng vào rắc rối vì vô tình quảng bá cho sản phẩm hoặc bộ phim có chứa hình ảnh “đường lưỡi bò”.

Một sao nữ từng chia sẻ trailer bộ phim có yếu tố vi phạm chủ quyền, sau đó phải gỡ bài và lên tiếng xin lỗi khi cư dân mạng phát hiện chi tiết nhạy cảm trong nội dung.

Một số KOLs review phim quốc tế cũng từng gặp phản ứng khi vô tình PR cho những bộ phim bị “tuýt còi” vì bản đồ vi phạm, dù bản thân không biết trước.

Gần đây, cuộc thi Miss Global 2025 diễn ra tại Thái Lan cũng khiến khán giả Việt phẫn nộ khi clip giới thiệu thí sinh xuất hiện hình ảnh “đường lưỡi bò”. Dù không phải người trong cuộc trực tiếp tạo ra nội dung, một vài người đẹp tham gia sự kiện vẫn bị gọi tên vì không lên tiếng trước chi tiết nhạy cảm này.

Những “tai nạn truyền thông” tưởng là nhỏ này cho thấy rõ một điều: quảng bá không chỉ là chuyện thương mại – nó là trách nhiệm nội dung, là ảnh hưởng tới nhận thức cộng đồng, và nếu thiếu kiểm duyệt, hệ lụy có thể rất lớn.

Ở góc nhìn sâu hơn, đây còn là một phần của tình yêu nước – khi mỗi cá nhân biết nhận diện, chọn lọc và nói không với những yếu tố xâm phạm chủ quyền Việt Nam, dù được ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào.

Người nổi tiếng đâu chỉ PR sản phẩm, họ còn đang góp phần “chọn lọc” văn hóa và bảo vệ chủ quyền Việt Nam- Ảnh 1.

Từ trà sữa đến đồ chơi hot trend, từ bộ phim hoạt hình dễ thương đến bản đồ trên bao bì sản phẩm,... rất nhiều thứ đã từng bị “tuýt còi” vì có hình ảnh “đường lưỡi bò”. Những hình ảnh này không phải tình cờ xuất hiện, và khi nó vượt qua được rào cản kiểm duyệt, nghĩa là chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ hơn từ bên trong, từ chính người quảng bá, tiêu thụ và tạo xu hướng – tức là người nổi tiếng và công chúng.

Ví dụ điển hình là thương hiệu trà sữa Chagee mới đây: chưa kịp khai trương đã dính phốt vì app có bản đồ “đường lưỡi bò”. Dù sau đó app bị gỡ, nhưng phản ứng tiêu cực từ cộng đồng mạng thì vẫn không hạ nhiệt, nhất là khi fanpage chính thức của hãng vẫn im lặng như chưa có gì xảy ra. Tương tự, sản phẩm đồ chơi Baby Three từng bị netizen kêu gọi tẩy chay vì nghi vấn vi phạm chủ quyền.

Trong điện ảnh, không ít phim từng bị Cục Điện ảnh Việt Nam từ chối cấp phép vì lý do tương tự. Có thể kể đến Barbie, Flight to You, Uncharted, hay Everest: Người Tuyết Bé Nhỏ – những bộ phim có bản đồ "đường lưỡi bò" dù chỉ xuất hiện vài giây nhưng vẫn bị xử lý rất nghiêm túc.

Người nổi tiếng ở đâu khi “Cái bẫy” văn hoá - giải trí cài cắm điều sai lệch đang len lỏi

Với mức độ ảnh hưởng lớn, mỗi lời giới thiệu của người nổi tiếng đều có thể trở thành “con dấu tin tưởng” cho sản phẩm. Chẳng hạn như mới đây, một nữ nghệ sĩ Việt nổi tiếng cũng nhận làm đại sứ thương hiệu cho một hãng xe ô tô ngoại nhập tại Việt Nam. Hiện tại, mọi chuyện vẫn đang “êm đềm” vui vẻ nhưng cũng nhiều người đặt ra nghi ngại rằng, liệu một ngày nào đó, thương hiệu này có nguy cơ tiềm ẩn cái “bẫy văn hóa” tinh vi, tương tự như những trường hợp đi trước hay không?

Nếu vậy, hậu quả chắc chắn không đơn thuần chỉ là một lần “bị mắng”. Mà danh tiếng, thậm chí sự nghiệp xây dựng nhiều năm của người nổi tiếng cũng có thể sụp đổ vì một cái “gật đầu” thiếu kiểm duyệt khi ký hợp đồng quảng bá.

Người nổi tiếng đâu chỉ PR sản phẩm, họ còn đang góp phần “chọn lọc” văn hóa và bảo vệ chủ quyền Việt Nam- Ảnh 2.

Vì vậy, việc người nổi tiếng chủ động kiểm tra sản phẩm, tìm hiểu thương hiệu trước khi hợp tác hay chia sẻ không phải là điều gì quá “cẩn thận thừa thãi”. Ngược lại, nó thể hiện sự chuyên nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng – và quan trọng nhất là giúp chính họ tránh những cú vạ miệng hay tai tiếng không đáng có.

Đó cũng là cách người nổi tiếng lan tỏa một tinh thần yêu nước hiện đại – không ồn ào, không cực đoan, mà bằng hành động có trách nhiệm, bằng sự lựa chọn thông minh.

Nếu phát hiện có vấn đề, nghệ sĩ hoàn toàn có quyền từ chối hợp tác, thậm chí lên tiếng phản đối – và điều này không chỉ giúp bảo vệ hình ảnh cá nhân, mà còn thể hiện lập trường rất rõ ràng về việc không tiếp tay cho nội dung vi phạm.

Người nổi tiếng đâu chỉ PR sản phẩm, họ còn đang góp phần “chọn lọc” văn hóa và bảo vệ chủ quyền Việt Nam- Ảnh 3.

Công chúng cũng nên tỉnh táo: Like một bài post cũng là vote cho một xu hướng

Người nổi tiếng đúng là có sức ảnh hưởng, nhưng chính cộng đồng mới là người nuôi dưỡng sự lan tỏa. Khi thấy một sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, đừng ngại lên tiếng, report, hoặc đặt câu hỏi. Những hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa này giúp tạo ra một môi trường tiêu dùng và giải trí văn minh, có chọn lọc – không để những yếu tố sai lệch âm thầm chiếm sóng.

Việc người nổi tiếng “lỡ tay” hay “không để ý” có thể là cách giải thích thường thấy, nhưng trong một môi trường mà các yếu tố vi phạm được cài cắm ngày càng khéo léo, thì sự tỉnh táo không còn là lựa chọn – mà là trách nhiệm. Định hướng văn hóa không nằm ở những phát ngôn đao to búa lớn. Nó nằm ở cách nghệ sĩ chọn sản phẩm để PR, chọn nội dung để chia sẻ và chọn cách phản ứng khi có dấu hiệu sai trái.

Còn công chúng, hãy tỉnh táo. Bởi mỗi lượt xem, mỗi cú like, mỗi món đồ bạn bỏ tiền mua – đều là cách bạn góp phần giữ lại hay loại bỏ một xu hướng nào đó trong xã hội. Và trên hết, đó cũng là cách mỗi người trẻ thể hiện tình yêu với đất nước – bằng chính những lựa chọn văn hoá, tiêu dùng có trách nhiệm, tôn trọng chủ quyền và bản sắc Việt Nam.

Người nổi tiếng đâu chỉ PR sản phẩm, họ còn đang góp phần “chọn lọc” văn hóa và bảo vệ chủ quyền Việt Nam- Ảnh 4.

 

Theo Hải My

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Chính thức: "Trùm" lẩu nướng Golden Gate lần đầu tiết lộ số tiền thâu tóm The Coffee House

Công ty cổ phần Tập đoàn Golden Gate, đơn vị sở hữu các chuỗi nhà hàng lẩu nướng như Gogi House, Manwah, chi 270 tỷ đồng để mua lại gần như toàn bộ cổ phần của The Coffee House.

Tiến sĩ AI xây dựng sản phẩm dịch thuật tốt hơn 20% so với Google Translate và ChatGPT: “Đi vào ngách mà các mô hình AI lớn chưa đánh chiếm, đặc biệt khả năng hiểu Tiếng Việt sâu sắc’

Hoàn thành chương trình Tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo tại Nhật Bản và từng giữ vị trí Giám đốc Công nghệ (CTO) tại các startup AI như Logivan và Waves8, founder của SSSmarket, Tiến sĩ Trần Vũ Anh tiếp tục gây bất ngờ với nền tảng dịch thuật DocTranslate, được đánh giá là nhiều tính năng ưu việt hơn cả ChatGPT và Google Translate.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu: Nhiều công chức, viên chức gần đến tuổi nghỉ hưu vẫn chưa mua được nhà ở xã hội

Nhiều công chức, viên chức đã dành cả sự nghiệp để cống hiến, nhưng khi gần đến tuổi nghỉ hưu, họ vẫn chưa thể sở hữu một căn nhà ổn định, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.