Người dân châu Âu lo ngại mức sống giảm trong năm 2024

03/01/2024 20:30 PM | Xã hội

Một cuộc khảo sát từ Liên minh châu Âu (EU) cho thấy, 7/10 người dân châu lục này lo ngại mức sống của họ sẽ giảm trong năm mới 2024.

Những đường phố được trang trí rực rỡ đón năm mới, nhưng tâm trạng của người dân châu Âu không mấy sáng sủa.

"Vấn đề lạm phát làm mọi thứ trở nên đắt đỏ. Mức sống ở trung tâm thành phố như Brussels ít nhất cũng 500 Euro/tháng", một người dân chia sẻ.

"Thật khó để giờ đây ăn được một bữa ngon. Giờ ăn ngon phải tốn nhiều tiền hơn. Tôi hơi ái ngại vì thật sự tôi vẫn muốn giữ mức sống cao cấp như trước đây, đặc biệt khi mua thực phẩm", một người dân khác bày tỏ.

"Rõ ràng chất lượng sống đang ngày càng giảm đi. Tôi sống ở Anh, nhưng bạn bè tôi ở các nước châu Âu khác cũng kêu ca điều tương tự", một người dân khác cho biết.

Người dân châu Âu lo ngại mức sống giảm trong năm 2024 - Ảnh 1.

Người dân đi lại trên đường phố Cologne (Đức). (Ảnh: Reuters)

Theo cuộc khảo sát toàn khối được thực hiện thay mặt cho các tổ chức EU, 73% số người được hỏi cho rằng mức sống của họ sẽ giảm trong năm tới và cứ 10 người được hỏi, thì 4 người cho biết đã có nhiều lúc họ gặp khó khăn khi thanh toán các hóa đơn.

Những ảnh hưởng từ lạm phát, lãi suất cao và các biến động như xung đột Nga - Ukraine vẫn tiếp tục được cảm nhận được rõ rệt với ngân sách các hộ gia đình. Dù vậy trong năm ngoái, đã có nhiều tín hiệu tích cực, dễ thấy nhất là tiền lương đang tăng và lạm phát trên đà giảm.

Kể từ ngày 1/1/2024, Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh tăng 49% mức lương tối thiểu hàng tháng. Còn tại Đức, công nhân và giới chủ đạt thỏa thuận về lộ trình tăng lương 11% từ nay đến ngày 31/10/2025.

Cũng trong năm nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được dự báo sẽ hạ lãi suất, góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí với các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.

Theo Nguyễn Mai

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.