Nghiên cứu ĐH Cambridge: Người trẻ xuất thân nghèo khó hơn bạn bè có thể gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần

14/06/2023 11:04 AM | Sống

Những người có xuất thân không tốt thường hay tự ti, bất an, rụt rè.

Một nghiên cứu mới của các nhà tâm lý học Đại học Cambridge đã phát hiện ra rằng, những người trẻ tuổi cảm thấy xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó hơn so với các bạn cùng lứa tuổi thường có lòng tự trọng thấp hơn và là nạn nhân của bạo lực học đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cảm giác bình đẳng về tài chính giữa bạn bè có liên quan đến kết quả về sức khoẻ tâm thần và hành vi xã hội.

Theo các nhà nghiên cứu, những đánh giá mà chúng ta đưa ra về bản thân ở giai đoạn đầu tuổi vị thành niên thông qua so sánh xã hội cho thấy: Trung tâm ý thức nằm ở sự nổi tiếng, mức độ hấp dẫn so với mọi người. Và tình trạng kinh tế có thể góp phần vào sự phát triển này.

Tác giả chính Blanca-Pierra-Sounier, học giả Gates và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa Tâm lý học tại ĐH Cambridge cho biết: "Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp khi chúng ta sử dụng phép so sánh xã hội để đánh giá bản thân và phát triển ý thức về bản thân. Trong đó, sự thân thuộc đặc biệt quan trọng đối với hạnh phúc và hoạt động tâm lý xã hội trong thời niên thiếu. Nghiên cứu cho rằng, khi so sánh sự giàu có với những người xung quanh, mỗi người có thể đóng góp vào ý thức xã hội và định nghĩa giá trị bản thân".

Nghiên cứu ĐH Cambridge: Người trẻ xuất thân nghèo khó hơn bạn bè có thể gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Tâm lý và Tâm thần Trẻ em. Các nhà nghiên cứu đã phân tích sự bất bình đẳng về kinh tế được cảm nhận đối với 12.995 trẻ 11 tuổi ở Anh.

Những đứa trẻ 11 tuổi tin rằng mình nghèo hơn bạn bè có lòng tự trọng thấp hơn 6-8% và điểm hạnh phúc thấp hơn 11% so với những đứa trẻ nghĩ rằng mình bình đẳng về kinh tế với bạn bè.

Những người tự coi mình nghèo khó cũng có nhiều khả năng gặp "những khó khăn trong nội tâm", chẳng hạn như lo lắng, bồn chồn, gặp các vấn đề về hành vi,… Những người này còn có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn 17%, có tỷ lệ phạm tội cao hơn 3-5%.

Một phần nghiên cứu của tiến sĩ Sounier xem xét các quá trình nhận thức đằng sau cách chúng ta nhìn nhận bản thân. Điều này bao gồm cách chúng ta ghi nhớ, tiếp thu những đánh giá về bản thân trong những năm tháng đầu đời, hướng dẫn cách mỗi người nhìn nhận bản thân. Đôi khi được gọi là "hình mẫu bản thân".

Trong nhóm trẻ được nghiên cứu, có 4% số trẻ nghĩ rằng mình nghèo hơn các bạn. Nghiên cứu cũng tiến hành thu thập dữ liệu về các hộ gia đình như thước đo thu nhập khả dụng hàng tuần để đánh giá.

Tiến sĩ Pierra-Sounier cho biết thêm: "Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một cách khách quan, những người trẻ tuổi có hoàn cảnh nghèo khó có thể gặp vấn đề sức khoẻ tâm thần. Phát hiện của chúng tôi cho thấy trải nghiệm chủ quan về sự bất lợi cũng có liên quan".

Vì sao người trẻ xuất thân nghèo khó hơn bạn bè có thể gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần?

Những người xuất thân từ gia đình nghèo thường phải chịu cái nhìn thiếu ưu ái, thậm chí là coi thường từ xã hội. Họ dễ bị chế giễu, so sánh, dần dần dẫn đến tâm lý tự ti. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến hành trình tương lai, khiến họ khó có thể phát triển tốt nếu lúc nào cũng mặc cảm, tự ti.

Bên cạnh đó, vì có tuổi thơ nghèo khó khiến họ vô tình nhận thức sau lầm: Tiền không chi cho những thứ phù phiếm (sách truyện, hoa, các hoạt động xã hội,…), đồ bị hỏng cần tái sử dụng, không được mua đồ mới, nếu mua đồ mới chỉ nên mua thứ rẻ tiền,… Lâu dần, đây thành một lối tư duy: Không được hướng tới cuộc sống tốt hơn, khi có cơ hội cũng trở nên rụt rè, không tự tin nắm bắt.

Nghiên cứu ĐH Cambridge: Người trẻ xuất thân nghèo khó hơn bạn bè có thể gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần - Ảnh 2.

Tệ hại hơn, khi bước vào môi trường tập thể, người xuất thân trong gia đình nghèo mang đến không khí kém lạc quan, tươi mới.

Điều tiếp nữa, với con nhà nghèo, thứ chú ý lớn nhất là tiền, là thực tế trước mắt, bỏ qua cái nhìn dài hạn. Điều này khiến họ trong tương lai có thể để vuột mất những cơ hội đáng quý. Trái ngược với hoàn cảnh này, con nhà giàu ít bị hạn chế trong suy nghĩ nên vấn đề mà họ phải đối mặt ít hơn rất nhiều. Bởi vậy, dễ hiểu là họ sẽ có cơ hội phóng tầm mắt ra xa hơn thực tại, không vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua viễn cảnh lâu dài.

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM