Thạc sĩ mới ra trường, đừng bám sàn chứng khoán
Bạn là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) mới tốt nghiệp và muốn tìm việc lương tăng nhanh? Hãy nhảy qua ngành sản xuất thay vì cứ "bám" lấy các sàn chứng khoán.
Đó là lời khuyên Business Week đúc kết từ cuộc khảo sát 3.000 sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh trên toàn thế giới, do Graduate Management Admission Council tiến hành và công bố hôm trung tuần tháng 6. Kết quả cho thấy các MBA tìm việc trong ngành công nghiệp sản xuất và y tế có nhiều khả năng nhận được việc khi mới ra trường.
Nhiều cơ hội
Nếu ngành kinh doanh y tế đang bùng nổ là chuyện ai cũng biết thì nhu cầu thuê lãnh đạo trong ngành kinh doanh sản xuất chỉ mới được các MBA bắt đầu quan tâm.
Chỉ một số ít MBA đang tìm việc trong 2 ngành trên, nhưng chúng lại là những ngành bảo đảm cho các MBA có việc làm sớm ngay tại đầu năm học này. Có 74% MBA tìm được việc khi nộp vào nhành sản xuất và y tế, trong khi chỉ 57% MBA tìm được việc làm tài chính hay kế toán.
Sinh viên mới tốt nghiệp cũng dễ được chấp nhận hơn trong ngành sản xuất, cho thấy tầm phát triển của ngành hướng vào các trường dạy kinh doanh.
Trong những năm gần đây, chỉ có 7% MBA tìm việc trong ngành sản xuất nhảy qua ngành khác và họ bị sa lầy, theo Karen Dowd - trợ trí trưởng khoa Career Management and Corporate Engagement tại trường Rochester’s Simon Business School.
Karen Dowd nói: "Trong thời kỳ ngành sản xuất suy giảm, các công ty tư vấn và ngân hàng đầu tư là nhóm biết cách "o bế" các MBA nhất. Nhưng khi sinh viên nhận thấy các công ty sản xuất đã thay đổi và hiện đại hơn, họ có thể cạnh tranh mạnh hơn với công ty tư vấn hay ngân hàng đầu tư trong việc đãi ngộ người tài".
Rochester cho biết trong năm 2013, lượng MBA nộp xin việc trong ngành sản xuất tăng 3 điểm %. Các công ty sản xuất đang đẩy mạnh tuyển MBA để khai thác thị trường. Một báo cáo của GMAC tung ra hồi tháng 5-2014 đã chỉ ra rằng có đến 87% các doanh nghiệp sản xuất mong muốn tuyển MBA trong năm nay - nhiều hơn mọi ngành khác, trừ y tế.
Thêm vào đó, các MBA đầu quân vào làm quản lý cho ngành sản xuất còn có cơ hội được tăng lương nhiều hơn, với 91% sinh viên được tăng lương ở mức trung bình - đứng thứ 3 so với các ngành khác. Thời gian làm việc cũng ngắn hơn so với các công việc mệt mỏi liên quan đến tài chính.
Ngành sản xuất đang "thực sự hấp dẫn" các MBA
"Xu hướng sản xuất trong những năm 1998 - 2009 hầu hết đều giảm, nhưng nay ngành này đã thú vị hơn so với 10 năm trước đó", chủ tịch Scott N. Paul của Tập đoàn thương mại Alliance for American Manufacturing nói. Ngành sản xuất trong thập niên trước đã mất 3 triệu nhân sự và nay đang tăng trưởng ổn định.
Dù vậy, các công ty sản xuất cũng chưa thu hút được nhiều MBA đang làm việc trong ngành tài chính hay kiểm toán. Tại trường Owen Graduate School of Management, chỉ có 1% MBA tốt nghiệp năm 2013 tìm việc trong ngành sản xuất.
Giám đốc trung tâm việc làm Read McNamara ở Owen cho biết: "Sinh viên có quá nhiều lựa chọn và từ chối ngành sản xuất giữa bối cảnh các công ty công nghệ luôn tung ra các đợt IPO giá trị khủng".
Hầu hết các MBA năm 2014 hiện đang tìm việc làm. Khoảng 57% sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ đã nhận được lời mời làm việc sớm trong năm nay - giảm từ mức 60% của năm ngoái và chỉ cao hơn mức 33% của 4 năm trước.
Karen Dowd cho rằng các trường kinh doanh nên tư vấn cho sinh viên MBA nhiều lựa chọn mà họ chưa từng nghĩ đến. Nhiều công ty sản xuất chỉ trở thành thành điểm "hot" cho MBA nếu được truyền miệng.
Ngành sản xuất thực sự hấp dẫn các MBA, khi một cựu sinh viên nói với Business Week rằng: "Tôi đã làm việc trong suốt mùa hè tại một công ty tư vấn, sau đó tôi nhận được thư mời làm việc từ một công ty sản xuất và đó là lý do khiến tôi mãn nguyện".
Theo MINH ĐĂNG
Theo Tuổi trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!