Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ khi phỏng vấn khi xin việc?

07/05/2015 14:37 PM | Nghề nghiệp

Căng thẳng có thể do nhiều lý do, có thể do những vấn đề về khả năng nói, thiếu kỹ năng phỏng vấn, hoặc tính cách hướng nội. Nhưng hậu quả thì như nhau, sợ hãi phải đối diện với một cuộc họp trực tiếp quan trọng.

Chuyên gia huấn luyện phỏng vấn Pamela Skillings đã từng chứng kiến nhiều những nỗi ám ảnh sợ phỏng vấn qua nhiều năm. Mới đây, cô có một khách hàng tuy có nhiều thành tựu và sáng giá nhưng vì rất sợ các buổi phỏng vấn nên đã quyết định làm mãi một công việc trong một năm dài đằng đẵng. Khi còn nhỏ, anh mắc tật nói lắp, nhưng qua thời gian anh đã học được cách kiểm soát. Sau vài cuộc phỏng vấn, anh đã nhận ra rằng cứ căng thẳng là chứng nói lắp lại diễn ra. Nỗi sợ hãi đã lấn át tất cả và làm anh mất tập trung và stress, Skiling nói trong một email.

Căng thẳng có thể do nhiều lý do, có thể do những vấn đề về khả năng nói, thiếu kỹ năng phỏng vấn, hoặc tính cách hướng nội. Nhưng hậu quả thì như nhau, sợ hãi phải đối diện với một cuộc họp trực tiếp quan trọng. Vậy những ứng viên sợ phỏng vấn nên làm gì? Làm sao để bạn có thuyết phục hội đồng phỏng vấn theo cách bạn thể hiện trên giấy, hoặc làm thế nào để vượt qua nỗi lo lắng?

Chuẩn bị kỹ không bao giờ là thừa

Trong trường hợp của khách hàng của Skiling, mẹo dành cho anh ta là suy nghĩ về câu trả lời và chuẩn bị kỹ càng trước buổi gặp gỡ để thực sự cảm thấy tự tin. “Điều này cũng giúp anh nhận được những hồi đáp chân thực về cách nói và nhận ra một chút lắp bắp không phải là vấn đề lớn miễn là anh có thể tập trung lại và đưa ra những câu trả lời tốt.” Skiling nói.

Kết quả: anh đã sớm đạt được công việc mới phù hợp hơn với kỹ năng và ý thích của mình.

Một phương pháp hiệu quả

Tại đại học American University of Paris, giám đốc phát triển sự nghiệp Danielle Savage làm việc cùng các sinh viên và cựu sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Cô nói, đối với sinh viên đến từ nhiều nền văn hóa, riêng ý tưởng “bán mình” đã đáng ghê tởm. Vì vậy, trong phòng phỏng vấn, các ứng viên này đã nghiễm nhiên ở trong thế bất lợi.

Savage cố gắng giúp những sinh viên hiện tại và cựu sinh viên về vấn đề này. Cô so sánh việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn với một công việc mà người làm marketing thường làm: nghiên cứu về thị trường.

“Là một ứng viên, bạn cần biết nhu cầu, mong muốn và các vấn đề nhức nhối của nhà tuyển dụng tiềm năng. Từ đó đưa ra những ví dụ để chứng minh bạn đã sử dụng những tố chất quan trọng để giải quyết các vấn đề tương tự,” Savage nói trong một email. “Cách này sẽ khiến nhà tuyển dụng tập trung vào những gì họ cần và những gì bạn có thể mang lại, thay vì những câu khoe khoang hay lặp lại một cách vô thức các thông tin trên CV.”

Bằng việc giải thích các thành tựu chính và cách giải quyết các vấn đề, bạn sẽ cảm thấy nhiệt huyết hơn và không còn thấy sợ hãi, Savage nói. “[Bạn] sẽ trở nên hấp dẫn hơn.” Và bạn có thể ít có cảm giác mình đang bán gì đó, thay vào đó là cảm giác có một cuộc tán gẫu thân thiện với đồng nghiệp.

Các bước cần làm

Joannah Griffin, quản lý nhân sự tại Đại học Deakin tại Melbourne, Australia đã đưa ra các bước để tư vấn cho các sinh viên với nỗi sợ phỏng vấn. Bước đầu tiên là tập luyện trước với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi nói về bản thân. Bước thứ hai là ăn mặc cho phù hợp. “Ngoại hình của bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách bạn suy nghĩ về bản thân,” cô nói trong email. “Càng cảm thấy thoải mái, bạn sẽ càng tự tin.”

Griffin khuyên sinh viên thở chậm và sâu để thư giãn cơ thể. “Nhắm mắt và tưởng tượng buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp,” cô nói. “Nghiên cứu về vị trí, công ty và khả năng bạn đáp ứng được những tiêu chí của họ. Bạn biết càng nhiêu, bạn càng tự tin rằng mình có thể trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng.”.

Lật ngược quan niệm cũ

Devora Zack, CEO của Only Connect Consulting, một hãng tư vấn tại Washington DC, và tác giả của cuốn Singletasking cho rằng nhiều ứng viên mắc lỗi khi nghĩ rằng người phỏng vấn cố tình ngáng chân họ, nhưng điều đó không hề đúng.

“Không một người phỏng vấn nào nghĩ, ‘Tôi hy vọng ứng viên này sẽ làm phí thời gian của tôi và làm hỏng buổi phỏng vấn.” Zack nói. “Họ nghĩ rằng ‘Tôi hy vọng rằng người này sẽ là giải pháp. Tôi hy vọng cô/anh ấy sẽ thật sự tuyệt vời.’”

Nói cách khác, hai bên đều mong muốn điều tương tự.

>> Cuộc thi viết "Nghề của tôi"

Ngọc Diệp

Thị hiệp

Cùng chuyên mục
XEM