Đừng tham việc, hãy tập trung vào một thứ thôi

03/04/2015 15:54 PM | Nghề nghiệp

Bạn có thể đã nghe nói rằng làm việc đa nhiệm sẽ giải quyết vấn đề, nhưng các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc đó sẽ ảnh hương đến hiệu suất và có thể tổn hại đến não của bạn.

Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Stanford cho thấy rằng làm nhiều việc cùng lúc sẽ không có năng suất bằng chỉ làm từng việc một. Các nhà nghiêm cứu phát hiện rằng những người thường ngập trong vô số dòng thông tin thường không thể tập trung, gợi nhớ thông tin, hay chuyển từ việc này sang việc khác cũng như những người chỉ làm từng việc một.

Một kĩ năng đặc biệt?

Nhưng giả sử vài người có tài năng đặc biệt cho việc đa nhiệm? Các nhà nghiên cứu của Stanford so sánh các nhóm người dựa trên khuynh hướng đa nhiệm và niềm tin của họ vào việc đó sẽ giúp họ trong hoạt động hiệu quả hơn. Các chuyên gia phát hiện rằng những người đa nhiệm nặng – những người làm nhiều việc 1 lúc rất nhiều và cảm thấy việc đó giúp họ tăng năng suất – thực chất rất tệ trong việc đa nhiệm hơn là những người thích làm mỗi lần 1 việc. Những người đa nhiệm thường thể hiện kém hơn do họ gặp rắc rối trong việc tổ chức suy nghĩ và sàng lọc các thông tin dư thừa, và họ chậm hơn trong việc chuyển đổi giữa các nhiệm vụ.

Đa nhiệm làm giảm năng suất của bạn vì não của bạn chỉ có thể tập trung vào 1 việc mỗi lần. Khi bạn cố làm 2 việc cùng lúc, não bạn thiếu đi khả năng để thực hiện cả 2 việc một cách chính xác.

Đa nhiệm làm giảm IQ

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cùng với việc làm bạn chậm lại, đa nhiệm còn giảm IQ của bạn. Một nghiên cứu tại Đại học London tìm thấy rằng những người đa nhiệm trong các nhiệm vụ nhận thức thường thấy điểm IQ giảm giống như việc họ vừa hút cần sa hay thức cả đêm vậy.

Sự giảm IQ tới 15 điểm do đa nhiệm khiến IQ trung bình những người này chỉ bằng của một đứa trẻ 8 tuổi. Vì thế lần tới bạn viết cho sếp một email trong một cuộc họp, hãy nhớ rằng khả năng nhận thức của bạn đang giảm dần tới điểm mà bạn giống như đang để một đứa trẻ 8 tuổi viết thư cho bạn.

Tổn hại não bộ từ đa nhiệm

Đã từ lâu, các tổn thương từ đa nhiệm được tin rằng chỉ là tạm thời, nhưng một nghiên cứu mới đây lại cho rằng ngược lại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sussex ở Anh so sánh khoảng thời gian con người dành cho các loại thiết bị (như là nhắn tin trong khi đang xem TV) tới việc quét MRI não của họ. Họ tìm ra rằng những người đa nhiệm có ít độ đặc của não ở phía trước vỏ não, vùng chịu trách nhiệm cho nhận thức và kiểm soát cảm xúc.

Trong khi nhiều nghiên cứu hơn cần được thực hiện thêm để xác định đa nhiệm có đang làm tổn thương não bộ hay không, rõ ràng rằng việc đa nhiệm có nhiều hậu quả xấu. Nhà thần kinh học Kep Kee Loh giải thích những tác động: “Tôi cảm thấy việc này là cần thiết nhằm tạo ra nhận thức về cách ta tiếp xúc với các thiết bị có thể thay đổi cách ta suy nghĩ và những thay đổi này có thể xảy ra tại cấu trúc mức độ của não bộ”.

Học từ đa nhiệm

Nếu bạn thiên về đa nhiệm, đây không phải là thói quen bạn sẽ muốn tiếp tục – nó rõ ràng sẽ làm bạn chậm lại và giảm đi chất lượng của công việc. Ngay cả khi nó không gây ra tổn hại cho não, cho phép bạn đa nhiệm sẽ gây ra các khó khăn cho bạn trong việc tập trung, tổ chức và chú ý vào chi tiết.

Đa nhiệm trong các cuộc họp và những sự kiện xã hội khác cho thấy sự nhận thức bản thân và xã hội kém, 2 kỹ năng EQ rất quan trọng trong công việc. TalentSmart đã thử nghiệm trên 1 triệu người và nhận thấy 90% những người có năng suất cao nhất có chỉ số EQ cao. Nếu đa nhiệm làm tổn thương đến phần trước vỏ não của bạn (vùng quan trọng của não về EQ) như một nghiên cứu gần đây chỉ ra, nó sẽ làm giảm EQ của bạn trong cả quá trình.

Vậy nên mỗi khi bạn nghĩ đến việc đa nhiệm bạn không chỉ tổn hại đến hiệu suất làm việc của bạn; bạn có thể đang làm tổn thương một phần não bộ của mình, vốn rất quan trọng cho thành công của bạn trong công việc sau này.

>> Giữ chân nhân sự sau M&A

Thanh Vân

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM