Muốn đổi vận, thoát nghèo, cần thay đổi 3 điều: Nhân cách tốt chính là “át chủ bài”, đừng tham lợi ích không chính đáng!
Loại bỏ 3 thói quen dẫn đến "nghèo khó" này, cuộc sống thăng hoa như “cá chép hóa rồng”.
Một nhà văn từng kể lại câu chuyện. Có một người phụ nữ đang đi mua sắm ở phố ăn vặt, cô lấy cớ nếm thử các loại đồ ăn khác nhau mà không mua để không tốn một xu mà vẫn no bụng.
Một đứa trẻ trong phố nhìn thấy vậy muốn bắt chước làm phụ nữ, nhưng vừa đưa tay ra, ông nội bên cạnh liền đánh lại. Đứa trẻ cảm thấy rất đau, sau đó người ông giải thích: Làm như vậy khó thoát khỏi cảnh nghèo khó, cuộc sống khó đạt được sự giàu có và thịnh vượng.
Cái gọi là xuất phát của nghèo khó chính là phát triển thói quen “thiển cận” trong cuộc sống. Nếu cứ giữ thói quen xấu như như tham lam, kiêu căng trong thời gian dài, bạn chẳng khác nào tự buộc mình vào cảnh chật vật.
Việc thoát khỏi 3 thói quen dễ nghèo này là bước khởi đầu để một người trở nên giàu có:
1. Hay phàn nàn, kêu ca
Nhà văn Zhang Xiaoheng từng nói rằng trong thế giới của sự phàn nàn, chúng ta vừa là nguyên đơn vừa là bị đơn. Những người có tâm hồn nghèo nàn thường trút giận và than phiền khi gặp vấn đề, điều này không chỉ không giúp giải quyết vấn đề, mà còn làm họ tự trói buộc mình.
Người hay than phiền thường cảm thấy vô dụng trước cuộc sống và khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn.
Nhà văn Li Shanglong có một người bạn, mỗi lần gặp nhau, người bạn này thường xuyên than phiền với anh những chuyện như: Lương quá thấp, không nhận được sự đánh giá công bằng từ sếp, đồng nghiệp kém cỏi chỉ biết xu nịnh…
Lúc đầu Li Shanglong cũng đồng cảm với người bạn của mình, nhưng sau khi nghe đi nghe lại lời phàn nàn đó nhiều lần, anh hỏi bạn mình: "Nếu không hài lòng như vậy, sao anh không từ chức và tìm công việc khác?".
Bạn Li Shanglong thở dài nói rằng anh ấy không đủ tiền, không mối quan hệ, trình độ học vấn trung bình nên tạm thời chỉ có thể tiếp tục công việc hiện tại. Cứ thế, đến bây giờ người bạn đó vẫn nhận mức lương thấp, cuộc sống cũng không khá hơn chút nào.
Du Zijian, một huấn luyện viên về cuộc sống tại Trung Quốc cho biết, nhiều người nghĩ rằng phàn nàn chỉ là lời nói đơn giản nhưng thực chất là sự tự làm tê liệt bản thân. Nó cho phép chúng ta gán những bất hạnh của mình cho người khác mà không bao giờ suy ngẫm về bản thân, và kết quả là chúng ta khiến bản thân trở nên tồi tệ hơn.
Chỉ bằng cách từ bỏ việc phàn nàn và biết cách quy kết mọi thứ vào bên trong, bạn mới có thể sử dụng các hành động để thay đổi hiện trạng.
Du Zijian cũng lấy ví dụ về một người bán hàng giỏi ở Mỹ tên Johnny. Người này đã trải qua nhiều thất bại khi mới bước chân vào ngành. Khi đó, anh ấy dành cả ngày để phàn nàn về ban lãnh đạo và công ty tồi tệ, hoặc kêu ca về những đồng nghiệp và khách hàng kém cỏi. Kết quả là anh bị sa thải liên tục, thay đổi 17 công ty trong 5 năm và sự nghiệp của anh rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Mãi về sau, một tiền bối nhắc nhở anh: “Cậu nên tập trung vào bản thân mình, đừng suốt ngày chỉ trích người khác”. Johnny chợt nhận ra một bài học. Anh ấy nghiêm túc xem xét nội tâm của mình, nhận ra rằng không phải môi trường không công bằng mà do anh không đáng tin cậy nên công ty không tin tưởng, trọng dụng.
Vì vậy, Johnny ngừng phàn nàn mà bắt tay vào làm việc. Hai năm sau, tại công ty mới của mình, anh đã thành công đứng đầu về doanh số bán hàng cá nhân và được thăng chức làm tổng giám đốc.
Du Zijian cho rằng thỉnh thoảng phàn nàn về cuộc sống cũng không sao, nhưng phàn nàn theo thói quen mà không tìm kiếm sự thay đổi là một người không khôn ngoan.
Con người sống trên đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ cả. Để bản thân đắm chìm trong những lời phàn nàn, làm sao bạn có đủ nghị lực để nắm bắt cơ hội và hoàn thiện bản thân?
Thà bình tĩnh đối mặt còn hơn đổ lỗi cho người khác, thà cầm đèn mà tiến về phía trước khi phàn nàn về bóng tối.
Bằng cách ít nói lời phàn nàn, kêu ca và nhiều hành động thiết thực hơn, bạn có thể đánh đổi những nỗ lực hiện tại của mình để nhận được lợi nhuận dồi dào, phần thưởng phong phú trong tương lai.
2. Chỉ quan tâm đến sĩ diện, danh dự
Một gia tài chính từng đưa ra quan điểm: Sự giàu nghèo của con người liên quan chặt chẽ đến bộ mặt, vẻ ngoài của họ. Quá quan tâm đến sự lộng lẫy bề ngoại chỉ khiến bạn bị ràng buộc ở mọi khía cạnh và ngày càng khó phát triển.
Những người sĩ diện thường coi danh dự trên hết mọi thứ. Tuy nhiên, nếu chỉ trọng sĩ diện hão, không mang lại giá trị thật khiến bạn mãi không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi bạn học cách từ bỏ thể diện hão huyền, bạn mới có thể đối mặt với cuộc sống và giành được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lao Wang từng chia sẻ câu chuyện của mình. Nửa đầu cuộc đời của Lao Wang diễn ra suôn sẻ. Sau khi tốt nghiệp đại học, lần đầu tiên anh vào làm việc tại một ngân hàng và thăng tiến lên vị trí điều hành cấp cao. Sau đó, anh chuyển sang làm tổng giám đốc của một công ty cổ phần tư nhân. Thật bất ngờ, vài năm sau, ngành này trải qua một cuộc cải biến lớn và công ty của Lao Wang phải đóng cửa do điều kiện hoạt động kém.
Sau khi mất việc, Lao Wang nghĩ rằng mình có thể tìm được một công việc tốt dựa trên kiến thức chuyên môn và sơ yếu lý lịch của mình. Nhưng thực tế đã giáng một đòn mạnh vào anh. Anh ấy nộp hồ sơ hết lần này đến lần khác và tham dự các cuộc phỏng vấn hết lần này đến lần khác, nhưng cuối cùng anh ấy không được tuyển dụng vì đã quá già.
Trong cơn tuyệt vọng, Lao Wang trở thành tài xế. Từ một nhà quản lý cấp cao đến tài xế, nhiều người cho rằng anh rất mất mặt. Nhưng Lao Wang lại nói: “Đứng trước sự tồn tại, chỉ có thể lập tức quay đầu, làm việc và tiếp tục cố gắng”.
Hiện tại, Lao Wang làm việc chăm chỉ nên cuối cùng đã trở thành người đứng đầu khu vực gọi xe trực tuyến tại địa phương, mở ra mùa xuân thứ hai trong sự nghiệp của anh.
Khi bạn không có tiền và năng lực, thể diện là thứ vô dụng nhất trên đời. Việc chúng ta đắm chìm trong cái gọi là thể diện, lo lắng về ý kiến của người khác và sợ bị xấu hổ, thực ra chúng ta đang kìm hãm sự phát triển của bản thân.
Đừng bao giờ quá coi trọng thể diện của mình và đừng để thể diện trở thành gánh nặng. Học cách từ bỏ sự quan trọng của thể diện, gạt bỏ sĩ diện, chỉ khi đó bạn mới có thể dùng thực lực để có được danh dự thực sự.
3. Lợi dụng người khác, tham lam lợi ích không phải của mình
Nhiều năm trước, Ma Weidu, một nhà sưu tập, đã thuê một bảo mẫu. Phải mất một thời gian anh mới phát hiện ra bảo mẫu thường xuyên lén lút lấy đồ vặt của gia đình anh, hôm nay một củ tỏi, ngày mai một bát ăn cơm…
Ma Weidu nói với bảo mẫu: “Nếu cô cần gì có thể trực tiếp nói với tôi".Tuy nhiên, người giúp việc làm ngơ và vẫn tiếp tục lén lút lấy đồ. Điều này khiến Ma Wei rất đau đầu, cuối cùng phải sa thải bảo mẫu.
Trên thực tế, có rất nhiều người giống như vậy, giấu kín sự nghèo khó trong lòng, luôn thích lợi dụng, làm mọi cách để tính toán nhỏ nhặt. Nhưng không có bữa trưa nào miễn phí, khi bạn lợi dụng, tính toán người khác là bạn đang huỷ hoại danh dự của chính mình.
Không tham lam những lợi ích nhỏ nhặt và tử tế là công việc kinh doanh có lợi nhất trên thế giới này.
Có một câu chuyện: Hai cha con ở Ôn Châu, Trung Quốc mở phòng khám, cha chữa bệnh, con trai phụ trách bán thuốc.
Con trai chuẩn bị thuốc luôn cân theo đúng yêu cầu, có thuốc hư thà vứt mất còn hơn bán cho bệnh nhân. Có người nói ông quá dại, có người còn dạy ông: Cân thuốc đắt ít hơn và thuốc rẻ hơn, để sau khi trộn trọng lượng không đổi.
Nghe xong, ông cười nói: “Lượng thuốc không đủ thì làm sao khỏi bệnh được? Làm ăn không nên lơ là lương tâm”.
Với triết lý kinh doanh lương thiện, danh tiếng của nhà thuốc dần được lan rộng. Không chỉ số lượng khách hàng quay lại tăng lên mà ngày càng có nhiều người đến gặp ông để chữa bệnh. Trong vòng vài tháng, công việc kinh doanh của hai cha con ngày càng phát đạt và cuối cùng cửa hàng của họ trở thành cửa hàng thuốc lớn nhất vùng.
“Đừng tham lam những lợi ích không chính đáng, đừng lợi dụng ai để kiếm lợi cho mình”. Nếu luôn nghĩ đến chuyện lợi dụng mọi thứ là bạn đang tự đào một cái hố cho chính mình, làm mọi việc đặt nguyên tắc đạo đức lên hàng đầu, cuộc đời bạn mới thăng hoa và phát triển hơn.
Đức hạnh có thể làm ra của cải, chỉ khi sự nghèo khó trong tâm bạn giảm bớt thì sự giàu có và may mắn mới có thể đến. Đừng quá khôn ngoan trong mọi việc, làm việc gì cũng giữ được tử tế, tưởng chừng như bạn sẽ phải chịu thiệt thòi nhưng về lâu dài, bạn sẽ tiếp tục tích lũy được phước lành, may mắn cho mình.
Chỉ khi bạn xuất phát từ những lời nói và hành động của mình, duy trì giữa những nguyên tắc cơ bản của con người và nâng cao tư duy bên trong, bạn mới có thể làm cho cuộc sống của mình tiếp tục gia tăng giá trị.
Hãy học cách loại bỏ tư duy nghèo, ít phàn nàn, gạt bỏ sĩ diện hão huyền và thực hiện những hành động thiết thực. Khi bạn sống và làm việc với một trái tim chân thành và trung thực, thực hiện từng bước một, bạn có thể từ từ tiến gần hơn đến cuộc sống mà bạn mong muốn.