Một loại cây mọc hoang có ở Việt Nam: Dưỡng gan giải độc, làm sạch máu, giã rượu
Có nhiều cách kết hợp bồ công anh với các loại thảo dược khác làm bài thuốc tiêu viêm sát khuẩn, giải độc gan và chữa được nhiều bệnh không phải ai cũng biết.
Bồ công anh còn gọi là bồ công đinh hay cỏ hoa vàng (tên khoa học là Taraxacum officimale Bigg)... Là loại thảo mộc mọc hoang, có vị đắng ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc , tiêu thũng nên được ví như một loại kháng sinh tự nhiên.
Bồ công anh có chứa các thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như hàm lượng vitamin C , vitamin B2 và vitamin B1.
Bồ công anh cũng chứa đến 17 loại a xít amin. Trong đó, đáng chú ý nhất là aminobutyric acid (GABA). Nghiên cứu cho thấy, đây là một chất hóa học truyền dẫn thần kinh, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong não người, đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp Acetylcholine, hồi phục chức năng tế bào, hồi phục não, giảm huyết áp, chống co giật v.v...
Bên cạnh đó, bồ công anh cũng chứa các nguyên tố vi lượng như: kali, canxi, sắt, kẽm, mangan v.v... và các chất hóa học thực vật có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cân bằng sức khỏe như các loại beta sitosterone v.v...
Công dụng của bồ công anh
Nghiên cứu đã chứng minh, toàn bộ cây bồ công anh từ lá, thân, hoa, nụ đến rễ cây đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt, cụ thể là:
1. Bồ công anh có thể thanh nhiệt giải độc cơ thể, có hiệu quả tốt với các vết nhiễm trùng có mủ.
2. Bồ công anh có tác dụng cải thiện tốt với các chứng viêm và chứng phù thũng giữ nước trên cơ thể. Đặc biệt có hiệu quả lâm sàng rất tốt đối với các bệnh viêm ami đan, viêm túi mật, viêm gan vàng da cấp.
3. Bồ công anh có thể làm giảm sưng, tiêu nhọt, làm tan u cục trên cơ thể, viêm vú áp xe vú, thông tắc tia sữa...
Cách sử dụng và một số bài thuốc từ cỏ bồ công anh
Không chỉ ở Trung quốc hay Việt nam mà nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu sử dụng bồ công anh. Ở nhật, người ta không chỉ dùng bồ công anh để chữa tắc tia sữa mà đã bắt đầu nghiên cứu phát triển bồ công anh làm thực phẩm. Còn ở Đức, người ta sấy khô rễ bồ công anh rồi cắt thành đoạn nhỏ làm đồ uống thay cho cà phê...
Có nhiều cách để sử dụng bồ công anh. Nếu ăn sống, bạn có thể rửa sạch lá bồ công anh tươi non, để ráo nước rồi chấm xì dầu nước tương, khi ăn có vị hơi đắng, thanh mát và thơm.
Hoặc làm món trộn bằng cách rửa sạch rồi trần qua nước sôi 1-2 phút vớt ra dội qua nước lạnh. Sau đó trộn tương ớt, bột ngọt, muối, dầu mè, dấm, tỏi, đường...Hoặc có thể làm các món ăn khác theo sở thích của bạn...
Rễ cây có thể đun làm nước uống, hoặc chế biến thành sản phẩm dùng thay cà phê. Hoa có thể dùng để ngâm, ủ rượu...
Ngoài ra, có 10 cách kết hợp tuyệt vời của bồ công anh với các loại thảo dược khác mà không phải ai cũng biết, không chỉ có thể tiêu viêm sát khuẩn, nó còn giải độc và chữa được nhiều bệnh
• Bồ công anh kết hợp với hồng trà
1. Làm sạch gàu: khi trên đầu nhiều gàu, có thể dùng nước bồ công anh ngâm hồng trà gội đầu, vừa sạch gầu hết ngứa, vừa khiến mái tóc bạn dày hơn, bóng mượt hơn.
2. Phòng cảm cúm: Uống nước bồ công anh kết hợp với hồng trà có thể ngăn chặn các loại vi rút cúm( trẻ em cũng có thể uống);
3. Nướu răng sưng đau: Khi bị sưng đau nướu răng kèm theo chảy máu chân răng, bạn chỉ cần uống nước bồ công anh pha với hồng trà, thường chỉ 2 lần là khỏi.
• Bồ công anh kết hợp với táo đỏ (loại táo đỏ nhỏ như táo ta)
1. Dưỡng gan thải độc: Dùng bồ công anh kết hợp với táo đỏ, không chỉ bảo vệ gan, còn có thể cải thiện chức năng thải độc của gan.
2. Làm sạch máu: Trong máu luôn tồn tại một lượng độc tố nhất định do quá trình hấp thụ, chuyển hóa và lão hóa sinh ra, về lâu dài có thể gây ra bệnh tật. Uống nước bồ công anh và táo đỏ làm giảm hàm lượng độc tố trong máu, giảm bệnh tật.
3. Loại bỏ các vết nám, đốm đen: Nếu trên mặt có vết nám đen, uống nước bồ công anh + hồng trà, đồng thời bôi kem chống nám, không chỉ có thể làm sạch hết vết nám mà còn làm cho da trắng lên.
• Bồ công anh kết hợp với đinh hương
1. Làm nhanh giã rượu: Uống nước bồ công anh + đinh hương không chỉ giảm thiểu ảnh hưởng của rượu đối với gan mà còn nhanh chóng giã rượu.
2. Diệt giun đũa: Dùng nước bồ công anh với đinh hương có thể tiêu diệt được hết giun đũa và trứng giun.
3. Phòng chống huyết khối (cục máu đông): Uống nước bồ công anh và đinh hương có thể làm sạch mạch máu, lưu thông máu, giảm sự hình thành cục máu đông.
• Bồ công anh kết hợp với kỷ tử (vị thuốc đông y)
1. Cải thiện khả năng tình dục : Áp lực cuộc sống, áp lực công việc...dẫn đến giảm hưng phấn trong quan hệ vợ chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Uống nước bồ công anh kết hợp kỷ tử có thể cải thiện đáng kể khả năng tình dục.
2. Giảm nếp nhăn mắt: Uống nước bồ công anh + kỷ tử có thể cải thiện vùng da quanh mắt. Kết hợp với bôi kem dưỡng mắt mỗi ngày, nếp nhăn và quầng thâm sẽ biến mất nhanh chóng.
3. Cải thiện trí nhớ: Kết hợp quả kỷ tử với bồ công anh không chỉ có thể cải thiện trí nhớ, mà còn nâng cao khả năng tập trung, rất thích hợp cho học sinh và dân văn phòng.
• Bồ công anh kết hợp với long nhãn
1. Chữa mất ngủ, hay quên: Dùng bồ công anh kết hợp với long nhãn uống vài lần sẽ cải thiện hiệu quả đáng kể chứng mất ngủ, hay quên.
2. Chữa ngứa da: Nếu bị mẩn ngứa, viêm da do nấm, có thể uống nước bồ công anh + long nhãn, kết hợp điều trị bôi thuốc ngoài để trị tận gốc bệnh, ngăn chặn tình trạng tái phát.
3. Tăng cường thị lực: Thường xuyên xem điện toại di động, xem ti vi...làm giảm thị lực nghiêm trọng. Uống nước bồ công anh + long nhãn không chỉ giảm mỏi mắt mà còn nâng cao thị lực.
*Theo Ifeng