7 dấu hiệu nhỏ nhưng đừng bỏ qua vì chúng đang cảnh báo dạ dày lá lách bị tổn thương

09/05/2017 20:35 PM | Sống

Một vài dấu hiệu nhỏ như sưng nướu, đầy hơi trướng bụng hay chân tay lạnh... có thể là tín hiệu khẩn cấp cảnh báo lá lách, dạ dày của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng.

Thỉnh thoảng, nếu gặp một số người vừa ăn tối xong đã cảm thấy mệt mỏi muốn ngủ, ngồi ở bàn mà cứ gật gù chỉ muốn gục xuống. Có thể bạn và nhiều người sẽ thắc mắc tại sao họ lại có tình trạng bất thường như vậy...

Hiện tượng này, dân gian gọi là "say ngủ", nhưng thực ra nguyên nhân đằng sau sự "say ngủ" ấy chính là tỳ tạng hư. Tỳ tạng hư là nguyên nhân chủ yếu gây mệt mỏi, buồn ngủ. Trên thực tế, những tín hiệu nhỏ ấy trên cơ thể cảnh báo tỳ vị (lá lách, dạ dày) của bạn có thể đang có vấn đề nghiêm trọng.

Những tín hiệu nhỏ cảnh báo lá lách, dạ dày của bạn đang có vấn đề:

1. Nướu răng sưng đau, hơi thở có mùi hôi

Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống thất thường... sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tỳ vị (lá lách dạ dày), dẫn đến sưng đau nướu răng. Tỳ vị nóng phần lớn ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ. Còn trạng thái tươi vui chính là tín hiệu trực quan nhất báo hiệu tỳ vị khỏe mạnh.

Khi chức năng tiêu hóa của tỳ vị (lá lách dạ dày) có vấn đề, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hơi thở hôi nhiều năm chính là do tình trạng rối loạn mất cân bằng các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

2. Mũi đỏ

Thông qua mũi chúng ta có thể quan sát và biết được tình trạng của tỳ vị. Khi tỳ vị của chúng ta có vấn đề sẽ xuất hiện tín hiệu đầu tiên ở mũi.

Mũi đỏ dần lên là do tỳ vị nóng. Nếu đầu mũi có màu trắng nhợt là biểu hiện của tình trạng khí hư. Khi đầu mũi xuất hiện màu ghi xám là lúc báo hiệu tỳ vị hoặc bộ phận nào đó trong cơ thể đang có vấn đề khá nghiêm trọng. Lúc này, tốt nhất chúng ta nên khẩn trương đến bệnh viện làm các xét nghiệm kiểm tra.

3. Đầy hơi trướng bụng sau khi ăn

Không ít người sau khi ăn thường xuất hiện tình trạng đầy hơi trướng bụng, thông thường còn kèm theo các triệu chứng như mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn, ợ hơi v.v...Những triệu chứng này chủ yếu là tỳ vị có vấn đề, thậm chí có thể là triệu chứng của chứng viêm dạ dày mãn.

Gặp phải tình trạng này, chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ, nên lưu ý đến những tín hiệu mà cơ thể đã báo.

4. Chân tay lạnh

Chân tay lạnh, chân hay bị chuột rút là cơ thể báo hiệu về vấn đề sức khỏe của chúng ta. Những tín hiệu đó thực ra đều là do tỳ vị hư lạnh, tuần hoàn máu kém dẫn đến.

Chân tay nếu thường xuyên lạnh giá kèm theo các đầu ngón tay tím đỏ, rất nhiều khả năng là dấu hiệu sớm của huyết khối động mạch. Lúc này, cần thiết phải đến bệnh viện ngay để làm các xét nghiệm kiểm tra.

5. Mắt sưng đỏ, bọng mắt lớn rất rõ rệt.

Thường xảy ra khi thức dậy buổi sáng là biểu hiện của chứng vị hư. Thực ra, đôi mắt đang cảnh báo với chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe dạ dày.

Dạ dày lá lách không khỏe thì khí huyết không đủ, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến gan, nên mắt dễ cảm thấy mỏi, nhìn mọi vật không rõ.

6. Sắc mặt vàng như sáp

Khi cơ thể thường xuyên cảm thấy rất mệt mỏi, thường xuyên nóng, luôn cảm thấy khát nước, tiểu ít nước tiểu vàng và nhất là sắc mặt biến vàng là triệu chứng của người tỳ khí không đủ.

Nếu quan sát trên môi cũng thấy ngay những biểu hiện của tỳ khí không tốt như môi nhợt nhạt, không có sắc đỏ, môi khô dễ nứt nẻ. Còn với môi người dạ dày lá lách khỏe mạnh luôn hồng hào tươi tắn, độ khô ẩm vừa phải, môi mềm mại bóng sáng.

7. Chảy nước dãi khi ngủ

Chảy nước miếng khi ngủ cũng là một trong những biểu hiện của tỳ hư, tỳ khí không đủ. Chức năng chủ yếu của tỳ vị là chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn, vận chuyển nước và quản lí máu trong cơ thể.

Khi tỳ tạng của chúng ta trở nên suy yếu, thì chức năng chuyển hóa cũng trở nên thất thường, ngoài việc làm cho sắc mặt biến vàng, tinh thần mệt mỏi và gặp trở ngại trong việc hấp thụ dinh dưỡng, thì còn có một biểu hiện trực tiếp nữa là chảy nước dãi khi ngủ.

Hai bài thuốc giúp cho dạ dày lá lách luôn khỏe mạnh:

1. Bài thuốc cháo bo bo khoai lang

Nguyên liệu gồm: hạt bo bo: 10g, sơn dược: 10g( hoặc khoai lang tươi: 50g), gạo: 100g, nước vừa đủ.

Cách làm:

- Sau khi rửa sạch nguyên liệu cho lượng nước vừa đủ đun sôi trên lửa to.

- Đun lửa nhỏ đến khi nhừ thành cháo rồi ăn

Công hiệu: Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ trừ thấp, bồi bổ thận và lá lách thích hợp cho người tiêu hóa kém, tiêu chảy khó tiêu, đại tiện sống phân, toàn thân mệt mỏi, hụt hơi, loạn nhịp tim...

2. Bài gõ răng nuốt nước bọt

Cách làm: Sáng ngủ dậy, đầu tiên gõ răng hàm 36 cái, sau đó gõ răng cửa 36 cái, rồi gõ đến răng nanh 36 cái, cuối cùng dùng lưỡi liếm cả hàm răng 3-5 lần. Khi kết thúc lại dùng đầu lưỡi khuấy khắp khoang miệng, kích thích cho nước bọt tiết ra rồi nuốt xuống. Mỗi ngày gõ răng 1 lần vào sáng, trưa, chiều, hoặc làm nhiều càng tốt.

Tác dụng: Động tác này có tác dụng bồi bổ dạ dày lá lách, bảo vệ thận.

Theo Thanh Nga

Cùng chuyên mục
XEM